VNUHCM Journal of

Earth Science and Environment

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

ISSN 2588-1078

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

79

Total

43

Share

Risk assessment of groundwater contamination and usage restrictions zoning in Tay Ninh province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The upper-middle Pleistocene (qp2-3) aquifer in Tay Ninh province is the primary source of supply for drinking and domestic purposes. In this study, the risk of contamination (RC) was calculated and zoned considering groundwater vulnerability assessment (GOD) and contamination danger index (POSH) in the GIS environment. At the same time, to zone the groundwater quality according to the purpose of use, the study applied the groundwater quality index (GWQI) from the analysis results of 60 water samples in the study area. The results show that the risk of contamination is divided into 3 zones: low, medium, and high, accounting for 63.9%, 26.9%, and 9.1% of the distribution area of the upper-middle Pleistocene aquifer, respectively. The study shows that agricultural areas have a high risk of contamination, while industrial areas have a medium risk of contamination. This result is considered an important tool to support managers in protecting, controlling pollution, limiting exploitation and use activities, and sustainably managing groundwater.

GIỚI THIỆU

Tài nguyên nước là một trong những yếu tố quan trọng gắn liền với sự phát triển của kinh tế và xã hội, do đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ về dân số và kinh tế, nhu cầu về khai thác và sử dụng tài nguyên nước đang ngày một tăng cao. Nguồn nước mặt trên toàn cầu đang gặp vấn đề suy thoái cả về lượng và chất do nhiều yếu tố tác động như biến đổi khí hậu, hoạt động canh tác nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp 1 , 2 . Do đó, hiện nay nước dưới đất được xem là nguồn nước ngọt quan trọng trên trái đất, có khả năng đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người 3 .

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với định hướng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản gắn liền với vùng nguyên liệu, đặt ra nhu cầu sử dụng nước rất lớn 4 . Nước mặt tỉnh Tây Ninh phân bố không đều, đặc biệt là khu vực phía Bắc của tỉnh có mật độ sông suối thưa và thường cạn kiệt vào mùa khô, do đó nước dưới đất vẫn là nguồn khai thác nước chủ yếu để đáp ứng nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân 5 . Do đó việc đánh giá mức độ rủi ro của ô nhiễm nước dưới đất bằng các phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương và mức độ tiềm năng ô nhiễm của nước dưới đất là nền tảng cốt lõi của công tác quản lý tài nguyên nước.

Chất lượng nước dưới đất có khả năng bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm có nguồn gốc địa chất do sự hòa tan của các khoáng chất tự nhiên trong lớp vỏ trái đất và các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ con người như quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, các hoạt động nông nghiệp 6 . Các thông số ô nhiễm kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ và dư lượng thuốc trừ sâu có mặt trong nước dưới đất được xem như một mối đe dọa đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội 7 . Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước dưới đất đã được thực hiện phổ biến với rất nhiều phương pháp, điển hình như phương pháp so sánh với quy chuẩn 8 , phương pháp chỉ số chất lượng nước dưới đất (Groundwater quality index - GWQI) 9 , 10 , phương pháp tính toán chỉ số ô nhiễm của nước dưới đất (Pollution index of groundwater - PIG) 11 . Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các mô hình toán như mô hình phân vùng khả năng nhiễm bẩn DRASTIC (bao gồm các thông số thành phần: D – Độ sâu từ mặt đất đến tầng chứa nước, R – Lượng bổ cập hàng năm, A – Thành phần đất đá của tầng chứa nước, S – Thành phần lớp đất phủ, T – Độ dốc của địa hình, I – Tác động của đới thông khí, C – Hệ số thấm của tầng chứa nước) 12 , 13 , mô hình phân vùng tính dễ bị tổn thương do tác động của xâm nhập mặn GALDIT (bao gồm các thông số thành phần: G – Loại tầng chứa nước, A – Hệ số thấm, L – Cốt cao mực nước, D – Khoảng cách đến đường bờ biển, I – Tác động của xâm nhập mặn, T – Chiều dày của tầng chứa nước) 14 , 15 , mô hình phân vùng khả năng dễ tổn thương GOD (gồm các thông số thành phần: G – Loại tầng chứa nước, O – Thành phần thạch học, D – Độ sâu đến tầng chứa n 16 , 17 , 18 . Phương pháp GOD có ưu điểm là phương pháp đơn giản, có thể được sử dụng ở những khu vực có thông tin hạn chế và phù hợp để đánh giá tính dễ tổn thương của nước dưới đất các tầng chứa nước thuộc các khu vực nghiên cứu có diện tích lớn 19 .

Hiện nay, ở Việt Nam một vài nghiên cứu về khả năng nhạy cảm đối với các tác nhân ô nhiễm của nước dưới đất đã được tiến hành thực hiện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 20 , thành phố Hồ Chí Minh 21 . Riêng tại tỉnh Tây Ninh, những năm gần đây, hầu hết các nghiên cứu về nước dưới đất đều tập trung vào đánh giá tiềm năng tài nguyên nước 22 và đánh giá hiện trạng chất lượng nước 23 . Trong nghiên cứu này, hiện trạng chất lượng nước dưới đất được đánh giá bằng phương pháp tính toán chỉ số GWQI, tính dễ tổn thương của nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên được xác định bằng mô hình GOD, phương pháp POSH sẽ được ứng dụng để tính toán mức độ tiềm năng ô nhiễm, từ đó mức độ rủi ro của ô nhiễm nước dưới đất đã được đánh giá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát ô nhiễm nước dưới đất, từ đó bảo vệ được sức khỏe của người dân địa phương.

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vùng nghiên cứu

Tây Ninh là một trong những tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ với diện tích đất tự nhiên là 4.041,6 km 2 . Tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên (qp 2-3 ) là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nghiên cứu, có độ sâu đến tầng chứa nước dao động đến 82 m, bề dày tầng chứa nước thay đổi trung bình đến 23 m. Đây là tầng chứa nước có diện phân bố rộng, chiều sâu phân bố nông, được bổ cập do mưa thấm qua các vùng lộ, nguồn nước mặt thấm xuyên từ các tầng chứa nước lân cận.

Tài liệu nghiên cứu

Tài liệu sử dụng để tính toán gồm dữ liệu địa chất thủy văn (loại tầng chứa nước), thiết đồ lỗ khoan (độ sâu đến tầng chứa nước), đặc điểm đất đá (thành phần thạch học) của 60 lỗ khoan khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được kế thừa từ đề tài Xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất và mô hình số độ cao với độ phân giải không gian 30 m. Vị trí của 60 lỗ khoan được thể hiện ở Figure 1 . Kết quả phân tích chất lượng năm 2023 của 60 mẫu nước thuộc tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên (qp 2-3 ) gồm 9 thông số: pH, TDS, NH 4 + , NO 2 - , NO 3 - , Pb, Fe, Zn và Mn được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình như sau ( Figure 2 ).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân vùng chất lượng nước dưới đất theo GWQI

Nhìn chung, kết quả phân tích mẫu chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen (qp 2-3 ) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ghi nhận thông số NO 3 - và Pb cao hơn QCVN 09:2023/BTNMT tại một vài vị trí như QT11, QT15, G17, G40, G42 và G46. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocen giữa – trên dựa theo 9 thông số có mặt trong nước dưới đất được thể hiện trong Table 6 .

Kết quả tính toán GWQI dao động từ 6,90 đến 136,62, với giá trị GWQI trung bình là 20,76. Kết quả phân loại nước chiếm tỷ lệ cao nhất là phân loại rất tốt với 41/60 giếng, 15 giếng thuộc phân loại nước tốt, tương ứng với 25%, phân loại nước trung bình với 3 giếng (QT11, QT15 và G17) chiếm 3%, 1 giếng (G46) có chất lượng nước xấu. Kết quả chỉ ra rằng giếng G46 có GWQI cao hơn các giếng khác, do giá trị nồng độ Pb tại giếng khá cao so với chuỗi dữ liệu mẫu và cao hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2023/BTNMT (0,122 mg/l). Kết quả phân vùng chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocen giữa – trên theo GWQI được thể hiện ở Figure 3 .

Table 6 Kết quả tính toán GWQI

Figure 3 cho thấy nước dưới đất tầng Pleistocen giữa – trên có chất lượng rất tốt (GWQI trong khoảng 0 – 20) chiếm 63,4% (2.243,7 km 2 ) diện tích phân bố tại khu vực nghiên cứu. Diện tích vùng có chất lượng nước tốt là 1.216,3 km 2 , tương ứng khoảng 34,4%. Phân loại nước trung bình chiếm khoảng 1,9% tổng diện tích phân bố của tầng qp 2-3 , các khu vực này có điểm chung là nồng độ thông số NO 3 - trong nước dưới đất cao. Tại vùng nghiên cứu, có 10,2 km 2 diện tích phân bố tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên thuộc phân loại xấu, nằm ở vị trí phía đông nam khu vực nghiên cứu (Thị xã Trảng Bàng), thông số ảnh hưởng chủ yếu đến chỉ số chất lượng nước của khu vực này là Pb.

Figure 3 . Phân vùng chất lượng nước dưới đất theo GWQI

Kết quả tính toán GOD

Kết quả tính toán GOD

Kết quả tính toán GOD

Kết quả tính toán GOD

Kết quả tính toán GOD

Đánh giá mức độ tiềm năng ô nhiễm bằng phương pháp POSH

Nguy cơ ô nhiễm tầng chứa nước qp 2-3 đã được phân tích theo phương pháp mô tả đặc tính ô nhiễm thông qua hệ thống POSH. Bốn nguồn ô nhiễm đã được xác định trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gồm: Khu công nghiệp, nghĩa trang, khu dân cư (đô thị và nông thôn), khu canh tác nông nghiệp.

Tiềm năng ô nhiễm nước dưới đất từ các hoạt động công nghiệp được đánh giá dựa trên loại hình sản xuất và lượng nước sử dụng, trong đó loại hình sản xuất liên quan đến khả năng sử dụng các hóa chất có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất. Hiện nay, trên toàn tỉnh Tây Ninh có 12 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động với loại hình sản xuất chủ yếu là dệt may, chế biến tinh bột mì, chế biến cao su, giấy, gỗ và sản xuất thực phẩm. Dựa vào Table 7 , với các loại hình sản xuất phổ biến đã nêu trên, khu vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được xác định thuộc phân vùng 2, tương ứng với mức độ tiềm năng ô nhiễm trung bình.

Địa táng (chôn cất vĩnh viễn) là hình thức mai táng phổ biến nhất tại các nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các nghĩa trang được xác định có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất ở mức độ thấp do hàm lượng chất ô nhiễm chủ yếu là các nhóm vi sinh vật như vi rút và vi khuẩn.

Table 7 Mức độ ô nhiễm tiềm năng của các loại hình sản xuất công nghiệp phổ biến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 28

Hiện nay, các đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh và vẫn đang sử dụng thoát nước chung (bao gồm thoát nước thải và thoát nước mưa) tự chảy từ cao xuống thấp vào các vùng trũng như: ao hồ đầm và sau đó chảy ra sông suối chính trong vùng. Toàn bộ lượng nước được chảy ra 2 con sông chính của tỉnh là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Khu vực đất ở đô thị có tỷ lệ đấu nối của hệ thống thoát nước đạt khoảng 65%, tương ứng với mức độ ô nhiễm thuộc mức trung bình. Mặt khác, mức độ tiềm năng ô nhiễm của khu vực đất ở nông thôn được xác định là mức cao với tỷ lệ đấu nối của hệ thống thoát nước đạt khoảng 18% ( Table 8 ).

Table 8 Mức độ ô nhiễm tiềm năng dựa trên tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước thải trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 28

Hoạt động canh tác nông nghiệp được đánh giá mức độ tiềm năng tạo ra ô nhiễm cao đối với nước dưới đất là những hoạt động liên quan đến các khu vực độc canh trồng lúa và trồng mía trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Các khu vực canh tác nông nghiệp liên quan đến việc trồng cây lâu năm, cây cao su và các đồng cỏ có mức độ tiềm năng ô nhiễm thấp do đất ít bị xáo trộn và nhu cầu cung cấp dinh dưỡng không cao.

Figure 6 . Phân vùng mức độ tiềm năng ô nhiễm tầng Pleistocen giữa – trên

Với các mức độ dữ liệu ô nhiễm này, bản đồ mức độ tiềm năng ô nhiễm đã được xây dựng ( Figure 6 ), cho thấy I P thấp tập trung chủ yếu ở vùng phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh với diện tích 2.090,7 km 2 , tương đương với 43%, ở khu vực trung tâm phía Nam vùng nghiên cứu, I P thuộc nhóm trung bình (84,2 km 2 ; 2,5%) và mức độ tiềm năng ô nhiễm cao tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam chiếm 35,7% diện tích toàn tỉnh, tương ứng với 1.208,2 km 2 .

Chỉ số tiềm năng (I P ) đã được định lượng từ các hoạt động của con người tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, những hoạt động này có thể khác nhau về mặt không gian và thời gian, do đó kết quả đánh giá mức độ tiềm năng ô nhiễm tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên cũng có thể bị ảnh hưởng. Hiện tại, khoảng 35,7% diện tích khu vực nghiên cứu có I P cao, tỷ lệ này có khả năng gia tăng và nhân rộng diện tích nếu các chiến lược quản lý và kiểm soát các hoạt động sử dụng đất trong khu vực không được tiến hành thực hiện ở khu vực nghiên cứu.

Đánh giá rủi ro ô nhiễm

Kết quả đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên được trình bày tại Figure 7 . R C cao chiếm 9,1% diện tích nghiên cứu (307,8 km 2 ), R C trung bình chiếm 26,9% (906,2 km 2 ), R C thấp chiếm 63,9% (2.153,2 km 2 ).

Figure 7 . Phân vùng mức độ rủi ro ô nhiễm tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên

Việc sử dụng đất và các hoạt động của con người có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro ô nhiễm của nước dưới đất. Tuy nhiên, mức độ tiềm năng ô nhiễm có sự khác biệt đáng kể giữa các hoạt động này. Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng các khu vực canh tác nông nghiệp có rủi ro ô nhiễm tầng chứa nước cao, trong khi các khu vực hoạt động công nghiệp có mức độ rủi ro ô nhiễm trung bình 30 , 31 .

Kết quả phân vùng hạn chế sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Dựa vào kết quả phân vùng chất lượng nước dưới đất GWQI và phân vùng mức độ rủi ro ô nhiễm R c cho thấy, các khu vực có mức độ rủi ro ô nhiễm cao và hiện trạng chất lượng nước dưới đất thuộc phân loại từ trung bình đến xấu tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam, là nơi tập trung các hoạt động nông nghiệp. Các hoạt động này không có kế hoạch và thiếu giám sát có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm nước dưới đất và làm suy giảm chất lượng nước. Bên cạnh đó, yếu tố độ sâu đến tầng chứa nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính dễ tổn thương của nước dưới đất.

Các khu vực thuộc vùng hạn chế sử dụng nước dưới đất tầng qp 2-3 tại tỉnh Tây Ninh ( Figure 8 ) bao gồm: xã Tân Thành thuộc huyện Tân Châu, xã Phước Minh thuộc huyện Dương Minh Châu và phường Lộc Hưng và phường An Tịnh thuộc thị xã Trảng Bàng. Các khu vực này chủ yếu có các hoạt động canh tác nông nghiệp như trồng lúa nước, trồng mía, mì.

Figure 8 . Phân vùng hạn chế khai thác sử dụng tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã tính toán và phân vùng hiện trạng chất lượng nước dưới đất và chỉ ra rằng tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên gồm 4 phân loại, gồm: rất tốt, tốt, trung bình và xấu lần lượt chiếm 63,4%, 34,4%, 1,9% và 0,3% diện tích phân bố của tầng chứa nước. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro ô nhiễm của nước dưới đất tầng Pleistocen giữa – trên (qp 2-3 ) tại địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được đánh giá bằng cách áp dụng phương pháp GOD và POSH trên nền tảng GIS. Kết quả cho thấy khu vực có mức độ rủi ro ô nhiễm cao chiếm 9,1% diện tích nghiên cứu, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông của tỉnh (gồm các huyện Tân Châu, Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng), mức độ rủi ro ô nhiễm trung bình chiếm 26,9% diện tích khu vực nghiên cứu, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Tây và Tây Nam của tỉnh (gồm các huyện Châu Thành và Bến Cầu), phần diện tích phân bố còn lại của tầng Pleistocen giữa – trên có mức độ rủi ro ô nhiễm thấp chiếm 63,9%. Các hoạt động góp phần khiến mức độ rủi ro ô nhiễm cao tại khu vực nghiên cứu (theo thứ tự giảm dần) là khu vực đất trồng lúa > trồng mía > khu vực đất ở nông thôn. Đây được xem là một nguồn dữ liệu trực quan đánh giá mức độ rủi ro ô nhiễm nước dưới đất từ đặc trưng điều kiện môi trường địa phương và các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng, đặc biệt là vùng có nhiều hoạt động canh tác nông nghiệp.

Các khu vực có hiện trạng chất lượng nước dưới đất thuộc phân loại trung bình hoặc xấu, đồng thời có mức độ rủi ro ô nhiễm được xác định thuộc khu vực hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất bao gồm: xã Tân Thành thuộc huyện Tân Châu, xã Phước Minh thuộc huyện Dương Minh Châu và phường Lộc Hưng và phường An Tịnh thuộc thị xã Trảng Bàng.

Kết quả này góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho địa phương, hỗ trợ nhà quản lý hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro ô nhiễm và vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất của tầng Pleistocen giữa – trên (qp 2-3 ) tại khu vực nghiên cứu. Từ đó có các công tác bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế sử dụng và quản lý bền vững nước dưới đất ở những khu vực có mức độ rủi ro ô nhiễm cao và phân loại chất lượng nước xấu.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2024-24-09.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Lưu Khánh Linh đóng góp kết quả tính toán, viết nội dung bài báo.

Tất Hồng Minh Vy đóng góp biên tập bản đồ chuyên đề.

Phạm Thị Tuyết Nhi đóng góp thu thập, xử lý số liệu.

Nguyễn Hải Âu đóng góp phân tích số liệu.

References

  1. El-Rawy M, Batelaan O, Al-Arifi N, Alotaibi A, Abdalla F, Gabr MEJW. Climate change impacts on water resources in arid and semi-arid regions: A case study in Saudi Arabia. 2023;15(3):606. . ;:. Google Scholar
  2. Yin S, et al. Long-term trends of streamflow, sediment load and nutrient fluxes from the Mississippi River Basin: Impacts of climate change and human activities. 2023;616:128822. . ;:. Google Scholar
  3. Bordbar M, Busico G, Sirna M, Tedesco D, Mastrocicco MJJ. A multi-step approach to evaluate the sustainable use of groundwater resources for human consumption and agriculture. 2023;347:119041. . ;:. Google Scholar
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2023. (in Vietnamese). . ;:. Google Scholar
  5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch thủy lợi tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2035. 2018. (in Vietnamese). . ;:. Google Scholar
  6. Li P, Karunanidhi D, Subramani T, Srinivasamoorthy KJA, et al. Sources and consequences of groundwater contamination. 2021;80:1-10. . ;:. Google Scholar
  7. Li P, He X, Guo WJH. Spatial groundwater quality and potential health risks due to nitrate ingestion through drinking water: a case study in Yan’an City on the Loess Plateau of northwest China. 2019;25(1-2):11-31. . ;:. Google Scholar
  8. Çadraku HSJ. Groundwater quality assessment for irrigation: case study in the Blinaja river basin, Kosovo. 2021;7(9):1515-28. . ;:. Google Scholar
  9. Harun HH, et al. Association of physicochemical characteristics, aggregate indices, major ions, and trace elements in developing groundwater quality index (GWQI) in agricultural area. 2021;18(9):4562. . ;:. Google Scholar
  10. Noori A, Ranjbari F, Bonakdari HJE. Investigation of groundwater resources quality for drinking purposes using GWQI and GIS: A case study of Ottawa city, Ontario, Canada. 2023;25(1):74. . ;:. Google Scholar
  11. Verma A, Singh NAG. Evaluation of groundwater quality using pollution index of groundwater (PIG) and non-carcinogenic health risk assessment in part of the Gangetic Basin. 2021;40:419-40. . ;:. Google Scholar
  12. Ghosh R, Sutradhar S, Mondal P, Das NME, et al. Application of DRASTIC model for assessing groundwater vulnerability: a study on Birbhum district, West Bengal, India. 2021;7(2):1225-39. . ;:. Google Scholar
  13. Bera A, Mukhopadhyay BP, Chowdhury P, Ghosh A, Biswas S, et al. Groundwater vulnerability assessment using GIS-based DRASTIC model in Nangasai River Basin, India with special emphasis on agricultural contamination. 2021;214:112085. . ;:. Google Scholar
  14. Zghibi A, et al. Vulnerability of a Tunisian coastal aquifer to seawater intrusion: Insights from the GALDIT Model. 2022;14(7):1177. . ;:. Google Scholar
  15. Sujitha V, Purandara B, Shivapur AV, Davithuraj JJ. Assessment of aquifer vulnerability using GALDIT model—a case study. 2020;95:507-12. . ;:. Google Scholar
  16. Oni T, Omosuyi G, Akinlalu AJN. Groundwater vulnerability assessment using hydrogeologic and geoelectric layer susceptibility indexing at Igbara Oke, Southwestern Nigeria. 2017;6(2):452-8. . ;:. Google Scholar
  17. Rukmana BTS, Bargawa WS, Cahyadi TA. Assessment of groundwater vulnerability using GOD method. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 2020;477(1):012020. . ;:. Google Scholar
  18. Ghazavi R, Ebrahimi ZJ. Assessing groundwater vulnerability to contamination in an arid environment using DRASTIC and GOD models. 2015;12:2909-18. . ;:. Google Scholar
  19. Maria R. Comparative studies of groundwater vulnerability assessment. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 2018;118(1):012018. . ;:. Google Scholar
  20. Thi NTP, Pham KQ, Nguyen AH, et al. Using GIS-based and AHP-GALDIT method for salt intrusion vulnerability mapping in the coastal Pleistocene aquifer, Ba Ria–Vung Tau province. 2021;5(S3):93-102. . ;:. Google Scholar
  21. Nguyen AH, Nguyen VMH. Groundwater pollution vulnerability assessment using a modified DRASTIC model in Ho Chi Minh City, Vietnam. 2024. . ;:. Google Scholar
  22. Phan CN, Nguyễn TT, Nguyễn VT, Nguyễn UV, Nguyễn TKJ, et al. Tiềm năng tài nguyên nước khu vực Chàng Riệc, tỉnh Tây Ninh và giải pháp khai thác, sử dụng tiết kiệm nước. 2022;131(4A):130-47. (in Vietnamese). . ;:. Google Scholar
  23. Phu H, Tuan LC, Thao NLYN, Han HTN. Relation of groundwater quality and peat deposits in Tay Ninh province, Vietnam. 2022;54(1). . ;:. Google Scholar
  24. Varol S, Davraz A. Evaluation of the groundwater quality with WQI (Water Quality Index) and multivariate analysis: a case study of the Tefenni plain (Burdur/Turkey). 2015;73:1725-44. . ;:. Google Scholar
  25. Mgbenu CN, Egbueri JC. The hydrogeochemical signatures, quality indices and health risk assessment of water resources in Umunya district, southeast Nigeria. 2019;9(1):22. . ;:. Google Scholar
  26. Nguyen AH, et al. Application of groundwater quality index (GWQI) and principle component analysis (PCA) to assess the groundwater quality of Pleistocene aquifer in Tan Thanh district, Ba Ria–Vung Tau province. 2018;2(2):107-15. . ;:. Google Scholar
  27. Foster S. Fundamental concepts in aquifer vulnerability, pollution risk and protection strategy. 1987. . ;:. Google Scholar
  28. Foster S, Hirata R, Gomes D, D’Elia M. Groundwater quality protection - a guide for water utilities, municipal authorities and environment agencies. The World Bank; 2002. . ;:. Google Scholar
  29. Elubid BA, et al. Geospatial distributions of groundwater quality in Gedaref State using geographic information system (GIS) and drinking water quality index (DWQI). 2019;16(5):731. . ;:. Google Scholar
  30. Huang Y, Zuo R, Li J, Wu J, Zhai Y, et al. The spatial and temporal variability of groundwater vulnerability and human health risk in the Limin District, Harbin, China. 2018;10(6):686. . ;:. Google Scholar
  31. Bera A, Mukhopadhyay BP, Das JC. Groundwater vulnerability and contamination risk mapping of semi-arid Totko river basin, India using GIS-based DRASTIC model and AHP techniques. 2022;307:135831. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 2 (2024)
Page No.: 1032-1047
Published: Dec 31, 2024
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjsee.v8i2.784

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Lưu, L., Phạm, N., Tất, V., & Nguyễn, Âu. (2024). Risk assessment of groundwater contamination and usage restrictions zoning in Tay Ninh province. VNUHCM Journal of Earth Science and Environment, 8(2), 1032-1047. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjsee.v8i2.784

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 79 times
PDF   = 43 times
XML   = 0 times
Total   = 43 times

Most read articles by the same author(s)