Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment

An official journal of Institute for Environment and Resources, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

3215

Total

1300

Share

Study on the proposal of a community of freshwater aquaculture and vegetable farming in An Giang






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In recent years, fish farming (Pangasianodon hypophthalmus) an important contribution to the economy of Vietnam in general and the Mekong Delta provinces in particular. However, along with economic development issues is the problem of environmental pollution and disease caused by waste from fish farming operations. The optimal solution to this problem is the wastewater treatment of aquaculture. To the aquaculture industry in general and the fish farming profession in particular sustainable development, and to protect the natural environment, the research group conducts a symsanitary models of livelihoods symbiosis between freshwater aquaculture operations and vegetable farming. This model functioned as a way to reuse water and nutrients discharged from aquaculture activities, which caters for vegetable farming. The efficiency of the model is to minimize a large amount of solid waste disregarded directly to the receiving source, which was 315.098 kg. The quality of wastewater had been improved after releasing it to the source. The total amount of carbon (TOC), nitrogen and phosphorus was 7.56%, 8.27% and 0.64% respectively, all of which meet the standard index of waste discarded directly into the environment. Thus, the wastewater treatment ponds with tree water morning glory contribute to reducing pollution to water sources but also contribute to reuse components of waste from fish pond provides nutrients for plant water morning glory, increased efficiency, and the metabolic component of fish feed. In addition, the model also brings additional income for households with 24.9 million VN dong after every fish breeding in comparison with the traditional farming model.

GIỚI THIỆU

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang năm 2017 là 2742 ha tăng 1,08% so với năm 2016. Nhu cầu sử dụng nước mặt cho việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cao hơn nhu cầu sử dụng nước ngầm. Lượng nước mặt sử dụng cho nuôi trồng thủy sản khoảng 2.420.149,81 m 3 /ngày/đêm chiếm 99% và lượng nước ngầm khoảng 32.184 m 3 /ngày/đêm, chỉ chiếm 1%. Tuy nhiên, các hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động xấu đến môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Mức độ ảnh hưởng tùy theo hình thức nuôi, loại hình và cấp độ nuôi, chủ yếu xảy ra tại những khu vực nuôi tập trung, diện tích lớn và mức độ thâm canh cao, hệ thống cấp nước không tốt, không xử lý nước thải và sử dụng nhiều hóa chất, thức ăn (nhất là đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh, nuôi cá lồng bè). Hậu quả chủ yếu là gây nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kháng sinh, và đặc biệt là phá vỡ hệ sinh thái nước ngầm, hay hệ sinh thái cát 1 .

Nước thải nuôi trồng thủy sản chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD 5 12 - 35 mg/l, COD 20 - 50 mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70 mg/l), ammoniac (0,5 - 1 mg/l), coliforms (2,5.10 2 - 3.10 4 MNP/100 ml). Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hồng Phương, Hà Anh Tuấn cho thấy nước thải từ ao nuôi tôm có COD lên đến 131 mg/l, BOD 5 =47 mg/l, tổng N = 35 mg/l, tổng P = 2 mg/l. Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần BOD 5 56 mg/l, COD 118 mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l. Nước thải nuôi cá tra có thành phần BOD 5 50 mg/l, COD 112 mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17 mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m 3 /ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Kết hợp mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản theo hướng tích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo hướng cộng sinh cùng phát triển là một trong những xu hướng của các hộ nông dân hiện nay. Cộng sinh là sự tương tác gần gũi, có sự tương hỗ bền chặt, có nghĩa là cả hai vật cộng sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nhau để tồn tại 2 . Đây là một hệ thống sản xuất lương thực bền vững, kết hợp hài hòa giữa trồng các loại rau quả với nuôi thủy sản trong một môi trường cộng sinh, tuần hoàn và khép kín. Nông nghiệp bền vững đề cao tính tuần hoàn trong một khu vực canh tác, hạn chế sử dụng những yếu tố đầu vào từ bên ngoài, quản lý việc sử dụng những yếu tố tự nhiên, sẵn có và có tính bổ trợ lẫn nhau từ đó khôi phục, duy trì và thúc đẩy tính hài hòa của thiên nhiên. Ngoài ra cộng sinh còn là sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi. Cộng sinh nông nghiệp là việc tận dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm thức ăn cho hoạt động nuôi thủy sản, nước từ quá trình nuôi thủy sản được tái sử dụng để tưới cho cây trồng… cũng là một cộng sinh nông nghiệp điển hình.

Cộng sinh nông nghiệp thuộc phạm trù nông nghiệp sinh thái nhằm hướng tới phát triển bền vững. Theo Thierry Bonaudo 3 đã nghiên cứu hệ thống nông nghiệp sinh thái bền vững là sự kết hợp các loại cây trồng và vật nuôi trong một hệ thống tích hợp để cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác. Kết hợp cây trồng và vật nuôi trong các hệ thống (integrated crop–livestock systeams - ICLS) thể hiện cơ hội cải thiện tính bền vững của các hệ thống canh tác 3 . Mô hình cộng sinh trong nông nghiệp chủ yếu bằng cách kích thích các quá trình tự nhiên để giảm đầu vào bằng cách khép kín hệ thống, từ đó giảm nhu cầu nguyên liệu, giảm ô nhiễm và tiết kiệm xử lý chất thải 4 .

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Nguyên và cộng sự 5 là khảo sát khả năng của hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm ngang và ngầm đứng trong việc xử lý nước bể nuôi cá tra thâm canh tuần hoàn kín. Nước đầu vào (hay nước từ bể cá) và nước đầu ra của hệ thống xử lý được thu mỗi lần 1 tuần trong vòng 8 tuần và đánh giá những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nước. Hệ thống đất ngập nước ngầm đứng (VF) có nồng độ NH 4- N, TKN, PO 4- P và tổng TP trong nước bể nuôi thấp hơn so với hệ thống chảy ngầm ngang (HF). Ngoài ra, hệ thống (VF) giúp cải thiện điều kiện oxy trong nước bể nuôi cá, trong khi hệ thống HF loại bỏ được 86% N và 72% P. Điều đáng lưu ý, trong thời gian nghiên cứu việc thay nước mới là không cần thiết mà chất lượng nước trong bể nuôi cá vẫn duy trì trong giới hạn cho cá sinh trưởng bình thường. Những nghiên cứu trong tương lai về hiệu quả xử lý của hệ thống trong thời gian dài hơn và tìm loài cây thích hợp hơn cho hệ thống VF là cần thiết.

Công trình nghiên cứu xử lý nước thải ao nuôi cá bằng bãi lọc thực vật và tái sử dụng lại nước thải sau khi xử lý đã được Dennis Konnerup và cộng sự 6 thực hiện. Nghiên cứu áp dụng bãi lọc đứng và ngang, kết quả cho thấy nước sau xử lý có DO>1 mg/l, BOD <30 mg/lít, TAN <0 mg/lít, NO 2 - <0,07 mg/lít. Với nồng độ này nước thải sau xử lý có thề tuần hoàn lại ao nuôi. Nghiên cứu này cũng chứng minh mô hình dòng chảy đứng hiệu quả hơn dòng chảy ngang và đây là giải pháp tiềm năng để áp dụng trong xử lý và tái sử dụng nước thải ao nuôi cá góp phần giảm thiểu ô nhiễm.

Bài báo của nhóm tác giả của Ying-Feng Lin và cộng sự 7 nghiên cứu đất ngập nước dòng chảy mặt và ngầm để xử lý nước thải ao nuôi và tuần hoàn nước sau xử lý, kết quả cho thấy loại bỏ 55-66% chất rắn, BOD 5 giảm 37-54%, amonia giảm 64-66%, nitrit giảm 83-94%. Một công trình khác cũng của Ying-Feng Lin và cộng sự 8 đã nghiên cứu xử lý dinh dưỡng ao nuôi thủy sản bằng mô hình đất ngập nước dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Sau 8 tháng vận hành hiệu quả xử lý amoni là từ 86-98%, 95-98% tổng N vô cơ, hiệu quả xử lý phospate từ 32-71%.

El-Sayed G. Khatera và cộng sự 9 đã nghiên cứu sử dụng nước thải ao nuôi thủy sản cho vườn trồng cà chua. Kết quả cho thấy năng suất quả cây trồng tăng từ 1,06 kg/cây lên 1,36 kg/cây đồng thời tiết kiệm được 01 lượng phân bón cho cây trồng.

Wenxiang Li and Zhongjie Li 10 đã nghiên cứu hiệu quả xử lý dinh dưỡng tại chỗ trong ao bằng mô hình thực vật nổi nhân tạo, sau 120 ngày vận hành thì 30,6% tổng N và 18,2% P so với tổng dinh dưỡng đầu vào được loại bỏ. Ngoài ra các chỉ tiêu khác như COD, chlorophyll cũng giảm hơn so với ao so sánh (không áp dụng mô hình). Kết quả cho thấy thực vật nước với tỷ lệ 1/6 diện tích ao sẽ xử lý hiệu quả dinh dưỡng có trong ao để gia tăng chất lượng nước.

Nhóm nghiên cứu của Sofie Van Den Hende và cộng sự 11 đã nghiên cứu ứng dụng mô hình microalgal bacterial flocs (MaB-floc SBRs) gián đoạn để xử lý nước thải ao nuôi cá. Kết quả cho thấy nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải, ngoại trừ chỉ tiêu nitrit và nitrat. Ngoài ra một số kết quả khác liên quan đến hiệu suất của quá trình cũng được đánh giá.

Công trình của Ngo Thuy Diem Trang và cộng sự 12 thì nghiên cứu hệ thống tích hợp bãi lọc trồng 03 loại cây C.glauca, L.sativa và I.aquatica để xử lý nước thải ao nuôi cá rô phi và tuần hoàn lại cho ao nuôi. Ở khía cạnh khác, nghiên cứu của tác giả Lê Anh Tuấn Đại học Cần Thơ 13 sử dụng đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm để xử lý nước thải ao nuôi , hiệu quả xử lý COD, BOD 5 đạt trên 85%.

Rau muống nước được xem là loài thủy sinh được sử dụng để xử lý nước thải vì chúng có khả năng làm sạch nước. Rau muống nước được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt và hiệu quả xử lý TSS; COD; PO 4 3- và NH 4 + lần lượt là 37,8%; 44,4%; 56,7% và 26,8%.

Tuy nhiên sử dụng rau muống nước kết hợp sử dụng nguồn dinh dưỡng thừa trong nước thải từ các ao nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này sử dụng mô hình ao rau muống liền kề nhằm đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây rau muống nước cũng như khả năng xử lý TOC, N, P và K có trong nước thải ao nuôi thâm canh.

Figure 1 . Ao nuôi cá tại hộ ông Phan Thành Dũng.

Figure 2 . Ao lắng bùn và trồng rau muống tại hộ ông Phan Thành Dũng.

PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu nghiên cứu

  • Ao nuôi cá tra: có diện tích 1.400 m 2 và mực nước sâu 3,5 m. Tổng thể tích chứa nước là 4.900 m 3 .

  • Nước thải: sử dụng nước thải ao nuôi tại hộ ông Phan Thành Dũng, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Nước được thay định kỳ 3 ngày 1 lần và một lần xả 20% lượng nước trong ao (980m 3 / lần xả) với lưu lượng 40m 3 /h.

  • Ao rau muống: gồm 5 ao trồng rau muống liền kề nhau, mỗi ao có diện tích 300 m 2 (10 m * 30 m).

  • Chuẩn bị đất: Đất được làm sạch, cày sâu khoảng 20 cm, phơi nắng 3 ngày, xới nhuyễn đất, đắp bờ chia thành 5 ao.

  • Hạt giống: Rau muống nước có thể trồng với khoảng cách 10 – 15 cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ 20.000 – 150.000 chồi/1.000m 2 14 .

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

KẾT QUẢ

Các chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây rau muống nước

Cây rau muống được thu hoạch vào ngày thứ 30 sau khi gieo. Các chỉ tiêu sinh lý và năng suất cây rau muống được thu thập, phân tích và xử lý số liệu. Table 2 trình bày các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của rau muống ở các ao khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cây rau muống sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước thải ao nuôi cá. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của cây rau muống nước trong thực nghiệm này là các chất thải có trong ao nuôi cá. Các thành phần có trong nước thải từ ao nuôi cá là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây rau muống. Rau muống hấp thu các chất có trong nước thải ao nuôi cá để chuyển hóa thành các hợp chất hydrocacbon cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Các chỉ têu sinh lý của cây rau muống trong các ao (từ Ao 1- Ao 5) có sự khác nhau ( Table 2 ) và thành phần dinh dưỡng giảm dần từ nước thải đầu vào cho đến đầu ra tại Ao 5 ( Table 3 ). Thành phần dinh dưỡng tại nước thải đầu vào (Ao 1) cao hơn so với các ao còn lại ( Table 3 ), ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái và sinh lý của cây rau muống trồng ở Ao 1 tốt hơn các ao còn lại.

Diện tích lá cây đạt cao nhất tại Ao 1 (đầu vào sau ao nuối cá) là 1,75 dm 2 /cây, trong khi đó diện tích lá cây rau muống Ao 5 là thấp nhất 1,59 dm 2 /cây. Điều này cũng liên quan ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô, độ Brix và năng suất cây rau muống trong các ao khác nhau. Nhìn chung, diện tích lá, hàm lượng chất khô, độ Brix và năng suất cây rau muống có xu hướng giảm dần từ Ao 1 đến Ao 5. Như vậy, có thể hàm lượng dinh dưỡng có trong nước thải ao nuôi giảm dần qua các ao rau muống do sự hấp thu từ rau muống hay sa lắng các chất rắn lơ lững trong nước xuống đáy ao là nguyên nhân giảm hàm lượng dinh dưỡng cho các ao tiếp theo, dẫn đến giảm nồng độ dinh dưỡng cần thiết cho cây rau muống ở các ao tiếp sau đó. Kết quả là các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của cây rau muống ở các ao rau muống sau sẽ kém hơn các ao rau muống trước, lần lượt như sau Ao 1 > Ao 2 >Ao 3 > Ao 4 > Ao 5.

Table 2 Các chỉ tiêu sinh lý và năng suất raumuống nước một vụ
Chỉtiêu Đơnvị Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Ao 5
Diện tích lá dm2/cây 1,75 1,72 1,64 1,62 1,59
Hàm lượng chất khô % 11,54 11,37 11,13 11,02 10,98
Hàm lượng nước % 88,46 88,63 88,87 88,98 89,02
Độ Brix % 6,13 6,08 6,03 6,01 5,97
Năng suất tấn/300 m2 0,6 0,57 0,54 0,50 0,47

Kiểm toán các dòng vật chất của ao nuôi cá

Figure 5 trình bày dòng kiểm toán vật chất của ao nuôi cá sau 1 vụ. Tổng lượng nước sử dụng cho ao nuôi cá ước tính khoảng 3.150 tấn nước. Trong đó 2.100 tấn là lượng nước ban đầu, phần tăng lên là do lượng nước được thay trong suốt 5 tháng nuôi cá. Trung bình 3 ngày thay một lần và mỗi lần thay là 20% lượng nước có trong ao. Lượng thức ăn cho cá là 150.000 kg, lượng cá giống thả ao là 140 kg, và tổng năng lượng sử dụng cho một vụ nuôi cá là 9.840 kW điện.

Trong quá trình nuôi cá ước tính lượng nươc bốc hơi khoảng 10%, như vậy lượng nước thất thoát vào môi trường tồn tại dạng hơi nước là 315 tấn. Lượng nước tích lũy trong cá thành phẩm là 82,9 tấn, trong cá chết là 0,466 tấn, và tích lũy trong rau muống là 2,38 tấn. Lượng nước còn lại là 2.749,254 tấn, được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận kênh nội đồng.

Lượng thức ăn cá được chuyển hóa trong cá thành phẩm là 18.194,04 kg, và tích lũy trong lượng cá bị chết là 79 kg. Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR (feed convertion ratio) là 1,48, và hiệu quả chuyển hóa và tích lũy lượng thức ăn trong cá thành phẩm là 12,13%. Lượng thức ăn còn lại cũng như sự chuyển hóa phần lớn của nguồn thức ăn này thành sản phẩm bài tiết của cá được tích lũy trong bùn đáy ao, tích lũy trong rau muống và một phần thải ra nguồn tiếp nhận.

Lượng điện tiêu thụ do máy bơm nước được chuyển hóa thành công và nhiệt năng thải vào môi trường. Lượng cá giống 140 kg được cộng dồn vào một lượng nhỏ cá chết thải trực tiếp ra môi trường và lượng cá thành phẩm.

Sau quá trình thu hoạch cá, lượng bùn đáy ao được xác định là 315 tấn khô. Các thành phần tham gia góp phần vào bùn đáy ao gồm có thức ăn dư thừa của cá, sản phẩm bài tiết của cá, xác vi sinh vật có trong ao nuôi cá, lượng vôi và hóa chất dùng xử lý đáy ao, lượng bùn đất xói mòn của ao nuôi cá, và các chất lơ lững có trong nước đầu vào của ao nuôi. Hiện tại lượng bùn này thu gom nhưng chưa có kết hoạch xử lý. Từ những phân tích trên, chúng tôi đề xuất giải pháp ủ phân compost lượng bùn thải này phục vụ phục lại cho cây trồng xung quanh. Giảm thiểu phát thải ra môi trường, tận dụng tối đa nguồn thải như là nguyên liệu cho ngành sản xuât phân hữu cơ, và tăng hiệu quả kinh tế từ nguồn thu này.

Sản lượng rau muống thu được sau 5 vụ là 2.680 kg. Trong đó, lượng nước chiếm 2.380 kg và lượng chất khô còn lại (98 kg) hấp thu dinh dưỡng từ nước ao nuôi cá, và lượng cacbon (202 kg) có trong môi trường khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Như vậy, việc tận dụng các ao rau muống xử lý nước thải ao nuôi cá đã hấp thu và tích lũy lại một phần chất thải từ nước thải của ao nuôi.

Nhìn chung, qua phân tích kiểm toán dòng vật chất trong ao nuôi cá cho chúng ta thấy rằng. Canh tác nuôi cá theo phương pháp truyền thống thì lượng nước thải thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là 2.751,634 tấn, và lượng chất thải rắn (bùn thải) là 315,314 tấn. Trong khi đó, áp dụng các biện pháp giảm thiểu sẽ giảm được một lượng lớn chất thải rắn thải trực tiếp ra nguồn là 315,098 tấn chất thải rắn.

Figure 5 . Kiểm toán dòng vật chất trong ao nuôi.

• Tổng nguyên liệu đầu vào

= m nước + m thức ăn + m giống = 3.150.000 + 150.000 + 140 = 3.300.140 kg

• Tổng sản phẩm

= m p1 + m p2 + … + m pn = 101.078 kg

• Tổng lượng chất thải

= m nước thải + m chết + m bùn thải = 2.751. 634 + 545 + 315.000 = 3.067.179 kg

• Tổng lượng sản phẩm tồn lưu

= m s1 = 412,745 kg

• Tổng lượng thất thoát là vật liệu không xác định

= m nước bay hơi = 315.000 kg

Đánh giá hiệu quả mô hình

Đánh giá hiệu quả mô hình

Đánh giá hiệu quả mô hình

THẢO LUẬN

Trong số các loài cây cỏ có tính năng làm sạch nước thì rau muống (Ipomea aquatica) là giống bản địa phát triển rất nhanh nhưng dễ kiểm soát vì hạt không thể tự mọc trong nước. Đây lại là nguồn thực phẩm có nhu cầu lớn nên không phải xử lý lượng sinh khối khổng lồ sau một chu kỳ sử dụng. Một nghiên cứu công bố trên báo Agricultural Water Management số 95 (năm 2008) cho biết hàm lượng kim loại nặng chủ yếu tập trung trong bùn rễ và rồi lắng xuống đáy nước, trong khi sản phẩm rau muống vẫn bảo đảm mức độ an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).

Kết quả đề tài nghiêncứuđã chứng minh được rằng trong trường hợp hộ nuôi cá có được một diện tích vừa phải thì môhìnhdùng thực vật thủy sinh (raumuống) là phương án ưu tiên do có thể xử lý một lượng nước thải tương đối lớn, nhu cầu diện tích đất vừa phải (khoảng 20% tổng diện tích nuôi), tăngthunhậpchohộnuôi, chi phí vận hành cho xử lý thấp, công nghệ xử lý đơn giản, chi phí hóa chất và năng lượng thấp - đây cũng chính là những tiêu chí mà người nuôi cá trên địa bàn tỉnh An Giang đặt ra đối với một hệ thống xử lý nước thải có thể chấp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, mô hình vẫn có một vài điểm thiếu sót; vẫn còn vấn đề, chỉ chú trọng đến các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng N, P, K chưa nghiên cứu thêm các thông số khác như BOD, COD, SS, Coliform, chưa tận dụng được toàn bộ lượng bùn thải; sản lượng và lợi nhuận thu lại của ao rau muống vẫn dễ dàng bị biến động từ thị trường do khó có một nguồn thu ổn định và lâu dài hơn; tâm lý, cũng như kinh nghiệm của người dân vẫn còn là một vấn đề lâu dài cần thời gian để thay đổi, cũng như khuyến khích và vận động để áp dụng mô hình.

KẾT LUẬN

Rau muống có thể được sử dụng như một loại cây trồng thủy sinh dùng để xử lý nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả xử lý photpho của cây rau muống là cao nhất 59,49%, khả năng xử lý TOC là 37,93% và nitrogen là 29,26%. Ngoài ra, cây rau muống cũng đem lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho hộ gia đình sau một vụ nuôi cá. Bằng phương pháp phân tích kiểm toán dòng vật chất của ao nuôi cá cho thấy rằng, việc tái sử dụng lượng bùn đáy ao sản xuất thành compost sẽ giảm thiểu đáng kể lượng chất thải rắn thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Kết quả khả quan thu được ở quy mô thử nghiệm là cơ sở để mở rộng ứng dụng công nghệ này trong xử lý nước ao nuôi cá trên diện rộng và xa hơn là xử lý các loại nước thải khác như nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi… Kết quả nghiên cứu của đề tài dù không hẳn hoàn toàn mới nhưng khả năng áp dụng tốt cho những nơi không có điều kiện hoặc ở nông thôn, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, có tính thực tế, hiệu quả, kinh tế gắn với môi trường nuôi trồng nhỏ lẻ phổ biến hiện nay.

LỜI CẢM ƠN

Tập thể tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang đã tài trợ thực hiện nghiên cứu này.

Xin cảm ơn đến Đại học Quốc gia TP HCM, văn phòng chương trình Tây Nam Bộ, Viện Môi trường và Tài nguyên đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành nghiên cứu, xin cảm ơn các Sở Ban Ngành đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh ĐBSCL đã hỗ trợ và cung cấp số liệu, tạo điều kiện khảo sát thực tế địa phương.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 : Nhu cầu oxy hóa sinh học

COD : Nhu cầu ôxy hóa học

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

DO : Lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật

EC : Độ dẫn điện

TOC : Tổng cacbon hữu cơ

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

VN : Việt Nam

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam đoan rằng không có xung đột lợi ích trong công bố bài báo “Nghiên cứu đề xuất mô hình cộng sinh cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang”

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Hồng Anh Thư, Trần Thị Hiệu, Trà Văn Tung, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Khôn Huyền, Lê Quốc Vĩ, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thanh Hải cùng thực hiện tất cả các bước và quy trình xây dựng kết quả của nghiên cứu này.

References

  1. L. T. La và N. T. Hải, “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,” Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, p. 237, 2009.. . ;:. Google Scholar
  2. Dieu T T M, Brown P. H.. Greening food processing industry in Vietnam: Putting industrial ecology to work. . 2003;:. Google Scholar
  3. Bonaudo T. Agroecological principles for the redesign of integrated crop–livestock systems,. Eur. J. Agron.. 2014;57:43-51. Google Scholar
  4. Dumont B, Fortun-Lamothe L, Jouven M, Thomas M, Tichit M. Prospects from agroecology and industrial ecology for animal production in the 21st century. Animal. 2013;7(6):1028-1043. Google Scholar
  5. Nguyên N T T, Trang N T D, Brix H, Long L M. Khả năng xủa lý nước nuôi thủy sản thâm canh bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo,. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2012;:198-205. Google Scholar
  6. Konnerup Dennis, Trang N T D, Brix H. Treatment of fishpond water by recirculating horizontal and vertical flow constructed wetlands in the tropics,. Aquaculture. 2011;313(1-4):57-64. Google Scholar
  7. Ying-Feng Jing S -R, Lee D -Y, Chang Y -F, Chen Y -M, Shih K -C. Performance of a constructed wetland treating intensive shrimp aquaculture wastewater under high hydraulic loading rate,. Environ. Pollut.. 2005;134(3):411-421. Google Scholar
  8. Ying-Feng Jing S. -R., Lee D. -Y., Wang T. -W.. Nutrient removal from aquaculture wastewater using a constructed wetlands system,. Aquaculture. 2002;209(1-4):169-184. Google Scholar
  9. Khater E -S G, Bahnasawy A. H., Shams A. E.-H. S., Hassaan M. S., Hassan Y. A.. Utilization of effluent fish farms in tomato cultivation. Ecol. Eng.. 2015;83:199-207. Google Scholar
  10. Wenxiang Zhongjie In situ nutrient removal from aquaculture wastewater by aquatic vegetable Ipomoea aquatica on floating beds,. Water Sci. Technol.. 2009;59(10):1937-1943. Google Scholar
  11. Hende S. Van Den, Taelman S E, Meester S. De, Dewulf J.. Environmental sustainability assessment of a microalgae raceway pond treating aquaculture wastewater: From up-scaling to system integration. Bioresour. Technol.. 2015;190:321-331. Google Scholar
  12. Trang N T D, Brix H, Jouven M., Thomas M., Tichit M.. Use of planted biofilters in integrated recirculating aquaculture‐hydroponics systems in the Mekong Delta, Vietnam. Aquac. Res.. 2014;45(3):460-469. Google Scholar
  13. L. A. Tuấn, “Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo,” Hội thảo Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản, Sở NN và PTNT An Giang, 2007. . ;:. Google Scholar
  14. Quy trình kỹ thuật trồng rau muống nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh. ;:. Google Scholar
  15. Nguyên P Q, Bé N V, Công N V. Xác định số lượng, chất lượng bùn đáy ao nuôi cá tra (Pangasianodon Hypophthalmus) và sử dụng trong canh tác rau,. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2014;:78-89. Google Scholar
  16. Nam L H, Bé N V, Ngân N V C, Wang Khảo sát chất lượng nước ao nuôi cá tra công nghiệp phục vụ quản lý chất lượng ao nuôi,. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một. ;35:46-54. Google Scholar
  17. Schindler D E, Vallentyne J R, Brix H, Long L M. The algal bowl: overfertilization of the world’s freshwaters and estuaries Edmonton.. . 2008;:. Google Scholar
  18. Hecky R E, Kilham P. Nutrient limitation of phytoplankton in freshwater and marine environments: a review of recent evidence on the effects of enrichment 1. Limnol. Oceanogr.. 1988;33(4 part 2):796-822. Google Scholar
  19. Shinde R, Gawande S. Eutrophication and aquatic life. Int. J. Adv. Res. Sci. Eng. Technol.. 2016;4(3):238-243. Google Scholar
  20. White P J, Brown P H. Plant nutrition for sustainable development and global health. Ann. Bot.. 2010;105(7):1073-1080. Google Scholar
  21. Nam T T. Đánh giá khả năng sinh tồn và xử lý nước thải vô cơ của phòng thí nghiệm khoa hóa học ứng dụng tại trường đại học trà vinh của một số loài thực vật thủy sinh,. . 2008;:. Google Scholar
  22. Thảo V T P, Vallentyne J R. Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thủy sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ,. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu. 2017;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 1 (2020)
Page No.: 115-127
Published: Apr 5, 2020
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjsee.v4i1.505

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, T., Thi Hieu, T., Van Tung, T., Viet Thang, N., Nguyen, H., Quoc Vi, L., Thi Phuong Thao, N., & Thanh Hai, L. (2020). Study on the proposal of a community of freshwater aquaculture and vegetable farming in An Giang. Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment, 4(1), 115-127. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjsee.v4i1.505

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 3215 times
Download PDF   = 1300 times
View Article   = 0 times
Total   = 1300 times