Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment

An official journal of Institute for Environment and Resources, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

825

Total

226

Share

Evaluation and ranking of several enterprises according to the Binh Duong green Book criteria in 2022






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Since 2010, the authorities of Binh Duong province has focused on encouraging and prompting establishments that perform well in environmental protection through the form of Binh Duong Provincial Green Book every two years. This is for the purpose of honoring the establishments operating in Binh Duong province that good at environmental protection, creating the motivation to improve environmental management and more businesses will be encouraged in doing well in environmental protection; thereby bringing positive results in the province's environmental protection work. In 2022, to follow up the innovations in environmental protection regulations and to contribute to the implementation of the state's policy on environmental protection as prescribed in Clause 8 Article 5 of the Law on Environmental Protection in 2020, the process and set of criteria for assessing in Binh Duong provincial Green Book have been adjusted in accordance with the provisions of the Law on Environmental Protection 2020, Decree 08/2022/ND-CP and Circular 02/2022/TT-BTNMT. The results applied in 95 enterprises in many different industries and areas in Binh Duong province showed that 53.25% of enterprises met the criteria of the Green Book. The set of evaluation criteria has a total score of 108 points, including 03 groups of main criteria and sub-criteria focusing on assessing compliance with environmental regulations and standards and industrial hygiene; compliance assessment of environmental procedures, records and related matters; and incentive scoring criteria. Each criterion group is scored based on its importance. Based on the actual survey results, the ranking of each enterprise is based on the score calculated according to this set of criteria. Up to 46.75% of enterprises did not meet the criteria due to many objective and subjective reasons, some of which are mainly as follows: Lack of certification of completion of environmental protection works or the waste treatment systems as prescribed in Decree 40/2019/ND-CP; the non-standard/normative of the results of environmental analysis at the time of survey; operating not in accordance with the approved Environmental Impact Assessment (EIA); and lack of approved environmental records. This assessment result has been used as a basis by the People's Committee of Binh Duong province to commend and reward enterprises with good achievements in environmental protection work in the province.

Giới thiệu chung

Tháng 5 năm 2022, UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 về việc Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 1 nhằm tiếp tục biểu dương khích lệ, khơi dậy tinh thần tự hào của doanh nghiệp và tiếp tục nỗ lực duy trì tốt công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thông qua việc công bố Sách xanh và công khai hoá các thông tin về môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng giúp cho cộng đồng tham gia giám sát, tạo áp lực với doanh nghiệp hoặc động viên khuyến khích doanh nghiệp tự làm tốt công tác môi trường. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm tuyên dương, khen thưởng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường và công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về bảo vệ môi theo quy định tại Khoản 8 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 2 .

Đánh giá, phân hạng doanh nghiệp thân thiện với môi trường trên thế giới

Khái niệm doanh nghiệp bền vững đã được đề cập từ rất lâu trên thế giới. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về khái niệm này từ năm 2008 3 , 4 , 5 và chứng minh những giá trị kinh tế, xã hội và môi trường và giá trị của doanh nghiệp khi kết hợp những giá trị này 6 , 7 , 8 .

Các chương trình đánh giá, phân hạng doanh nghiệp thân thiện của môi trường cũng đã được phát triển và thực hiện. Một số tiêu chuẩn và chứng nhận liên quan đến việc đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp và quy trình kinh doanh xanh, bền vững, được liệt kê ở Table 1 .

Table 1 Một số tiêu chuẩn và chứng nhận liên quan đến việc đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trên thế thới

Các chương trình đánh giá, phân hạng doanh nghiệp thân thiện với môi trường tại Việt Nam

Việc đánh giá và phân hạng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo “Doanh nghiệp bền vững”, “Doanh nghiệp thân thiện với môi trường” hay “Doanh nghiệp xanh” là những thuật ngữ dùng để chỉ các là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế. Giải pháp này đã được thực hiện rất phổ biến và rộng rãi tại trên thế giới và trở thành một công cụ hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi hướng đến phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, Khoản 8 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định về việc “Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, việc triển khai đánh giá, phân hạng doanh nghiệp theo các tiêu chí phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh chưa được thực hiện rộng rãi. Ở quy mô quốc gia, Giải thưởng Môi trường Việt Nam có thể được coi là Giải thưởng cao quý nhất về môi trường, được tổ chức xét tặng 2 năm một lần. Với mục tiêu tôn vinh những tổ chức, cá nhân, cộng đồng đã có những đóng góp to lớn về công sức, trí tuệ, cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; động viên, khuyến khích phong trào bảo vệ môi trường; tuyên truyền giới thiệu các gương điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường, đối tượng của Giải thưởng môi trường Việt Nam tương đối rộng (gồm cả tổ chức, cá nhân, cộng đồng) và tiêu chí đánh giá cũng khá linh hoạt. Chương trình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xướng năm 2016 12 và duy trì thực hiện cho đến nay. Theo đó tiêu chí để đánh giá của chương trình (bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững - CSI) 13 gồm 130 chỉ số, chia thành 5 phần: Tổng quan DN; Kết quả hoạt động kinh tế - môi trường - lao động, xã hội chính; Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động - Xã hội. Trong đó, các tiêu chí về tuân thủ pháp luật ở các mảng khác nhau liên quan đến kinh tế, lao động, môi trường… chiếm gần 70%, các chỉ số còn lại liên quan đến các sáng kiến nâng cao. Bộ chỉ số của Chương trình này là một trong các lựa chọn hữu ích để áp dụng đánh giá cho các DN vừa và nhỏ của Việt Nam. Ngoài ra bộ tiêu chí còn có thể hỗ trợ hiệu quả công tác lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh; rà soát các lỗ hổng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 14 . Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiêu chí môi trường trong chương trình này chưa được thật sự chú trọng, một số tính pháp lý về các thủ tục môi trường vẫn chưa được xem xét cụ thể. Chương trình Sách xanh tỉnh Bình Dương được triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay là một chương trình tiêu biểu về về đánh giá doanh nghiệp bền vững về môi trường ở quy mô địa phương. Thông qua hình thức công bố danh Sách xanh tỉnh Bình Dương hai năm một lần, Tỉnh Bình Dương đã vinh danh, tuyên dương khen thưởng các doanh nghiệp từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Trong thời gian thực hiện và triển khai chương trình, tỉnh Bình Dương đã khích lệ, khơi dậy tinh thần của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, thông qua việc công bố và công khai hóa các thông tin về môi trường của các cơ sở công nghiệp cũng giúp cộng đồng giám sát, tạo áp lực với doanh nghiệp làm tốt công tác môi trường. Trong 3 lần triển khai gần nhất, đã có 105 doanh nghiệp được ghi danh vào Sách xanh tỉnh Bình Dương năm 2018, 2020, 2022. Trong đó, đã có nhiều doanh nghiệp ghi nhận trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường nhiều năm liên tục. Tương tự, Quy định về tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 15 . có quy trình và các tiêu chí đánh giá tương tự như Chương trình Sách xanh tỉnh Bình Dương cũng đã được triển khai gần đây. Nhìn chung các chương trình đánh giá, tuyên dương các “doanh nghiệp xanh”, “doanh nghiệp thân thiện môi trường” đã diễn ra ở một số địa phương nhưng chưa trở thành một phong trào rộng khắp và chưa thực sự phát huy được hiệu quả, tác dụng của một công cụ hỗ trợ công tác quản lý môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Chương trình Sách xanh tỉnh Bình Dương

Từ năm 2010 tỉnh Bình Dương đã chú trọng công tác khuyến khích, động viên kịp thời các cơ sở thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thông qua hình thức công bố danh Sách xanh tỉnh Bình Dương hai năm một lần để vinh danh, tuyên dương khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đã và đang đem lại kết quả khả quan trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Quy trình đánh giá và các tiêu chí phân hạng doanh nghiệp có thay đổi, điều chỉnh qua các năm cho phù hợp với quy định và tình hình thực tế. Tuy nhiên về cơ bản cấu trúc khung của chương trình, quy trình đánh giá, các tiêu chí chính để xếp hạng doanh nghiệp không có nhiều thay đổi và dựa trên nguyên tắc sau:

  • Các tiêu chí đánh giá chủ yếu dự trên các quy định pháp lý và đánh giá sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp;

  • Các doanh nghiệp được căn cứ trên đăng ký của doanh nghiệp và đề xuất của các cơ quan quản lý môi trường liên quan và các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh;

  • Quá trình đánh giá gồm hai bước chính: bước lựa chọn doanh nghiệp để đánh giá và bước đánh giá, phân hạng doanh nghiệp theo bộ tiêu chí và thang điểm quy định;

  • Tiêu chí đánh giá gồm có 2 nhóm: tiêu chí loại trừ (điều kiện cần) và tiêu chí phân hạng (tiêu chí chấm điểm) doanh nghiệp

Danh sách Sách xanh tỉnh Bình Dương đã được công bố qua 7 kỳ liên tiếp (năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020 và năm 2022) đã góp phần vinh danh, tuyên dương khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đã và đem lại kết quả khả quan trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.

Nhìn chung, Việt Nam cũng đã có những quan tâm đến các hoạt động thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, hướng các doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững thông qua các giải thưởng và các đợt thi đua do các cấp tổ chức. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các hoạt động này còn tương đối rời rạc, các cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đạt giải còn chưa rõ ràng, chưa phân bố sâu rộng đến từng doanh nghiệp. Các điểm hạn chế này đã chưa thật sự thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước.

Phạm vi và phương pháp thực hiện

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của nghiên cứu này là 95 cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia Đề án Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 theo Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh Bình Dương trên cơ sở đăng ký của doanh nghiệp và đề xuất của các cơ quan quản lý môi trường liên quan và các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Phương pháp thực hiện

  • Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phát phiếu điều tra để doanh nghiệp cung cấp thông tin vào phiếu và thu lại phiếu để tổng hợp, phân tích.

  • Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành điều tra, khảo sát, ghi nhận hình ảnh trực tiếp tại doanh nghiệp, đồng thời xem xét, thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp nhằm xác minh các thông tin do doanh nghiệp cung cấp.

  • Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, công nhận sản xuất, vận hành máy móc thiết bị các thông tin có liên quan phục vụ cho việc đánh giá, phân hạng doanh nghiệp.

  • Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu (bao gồm phương pháp đo đạc hiện trường, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, phương pháp phân tích mẫu): Tổ chức lấy mẫu, đo đạc, phân tích mẫu tại các doanh nghiệp nhằm xác định việc tuân thủ quy chuẩn môi trường của các doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề sản xuất tại doanh nghiệp sẽ tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích các thông số môi trường trên cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu đặc trưng của ngành nghề đó theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

  • Phương pháp so sánh: Kết quả điều tra, khảo sát thu thập thông tin so sánh theo Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 và kết quả đo đạc phân tích được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn để phục vụ cho việc phân hạng.

  • Phương pháp xử lý số liệu, phân tích: Phương pháp này có sử dụng phần mềm MS Excel, MS Word để hỗ trợ trong việc xử lý số liệu và tổng hợp, báo cáo kết quả sau đó trình bày trước hội đồng.

Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp

Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp năm 2022 đã được nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp với các quy trình và bộ tiêu chí đánh Sách xanh Bình Dương đã được điều chỉnh phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP 16 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT 17 (cập nhật các quy định về thủ tục môi trường mới (như giấy phép môi trường thay thế cho các giấy phép môi trường thành phần, cập nhật các thông tin về xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định…) và đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022.

Bộ tiêu chí này gồm các tiêu chí sau:

a. Điều kiện cần để đưa vào danh sách lựa chọn để phân hạng

Điều kiện này dùng để chọn ra các doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trước khi tổ chức đánh giá, phân hạng và xây dựng Sách Xanh. Trường hợp, doanh nghiệp không đạt được 1 trong 3 điều kiện này thì được đánh giá là không đạt Sách xanh 2022 và không đưa vào bước đánh giá tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp không thuộc đối tượng phải có 3 điều kiện này thì được đánh giá ở các bước tiếp theo. Cụ thể gồm 3 điều kiện sau:

  1. Có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các văn bản tương tương theo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, báo cáo đánh giá tác động môi trường lập lại, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và văn bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành).

  2. Đã thực hiện các công trình, biện pháp xử lý chất thải theo hồ sơ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận của Kế hoạch này và đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.

  3. Không bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước hoặc không bị cộng đồng nơi đặt Nhà máy phản ánh về công tác bảo vệ môi trường hoặc có phản ánh nhưng qua xác minh phản ánh này là không đúng trong thời gian ít nhất là 02 năm tính từ thời điểm đánh giá trở về trước.

a. Tiêu chí, điểm đánh giá doanh nghiệp:

Tiêu chí và điểm số

Các tiêu chí và điểm số để đánh giá doanh nghiệp tham gia chương trình Sách xanh Bỉnh Dương 2022 được thể hiện tại Table 2 .

Table 2 Tiêu chí, điểm đánh giá doanh nghiệp

Nguyên tắc đánh giá và tính điểm:

  • Cơ sở phải đạt điểm của tiêu chí 1 (50 điểm) thì mới được tiếp tục xem xét, đánh giá tiêu chí 2 và tiêu chí 3. Trường hợp không đạt điểm của tiêu chí 1 thì dừng việc đánh giá và loại cơ sở ra khỏi danh sách đánh giá.

  • Điểm của tiêu chí 1: Cơ sở có kết quả đo đạc, phân tích tất cả các nguồn thải đã được xác định trong hồ sơ môi trường (như nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung...) đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường (theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm do chủ cơ sở tự đánh giá và do cơ quan tổ chức đánh giá tiến hành lấy mẫu, đo đạc tại thời điểm đánh giá) và thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp (mặt bằng kho, bãi, nhà xưởng, lối đi, khu lưu trữ chất thải cơ sở gọn gàng, sạch sẽ,…) thì đạt 50 điểm. Trường hợp có một trong các nguồn thải (như nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung....) không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường hoặc cơ sở không thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp thì không được điểm ở tiêu chí này.

  • Điểm của tiêu chí 2: Điểm số được tính sẽ căn cứ vào việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục và tuân thủ các quy định. Trường hợp cơ sở được miễn hoặc không thuộc đối tượng phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục, các vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành như quy định tại tiêu chí này thì cơ sở mặc nhiên được nguyên số điểm của nội dung đó.

  • Điểm của tiêu chí 3: các tài liệu để tính điểm là do cơ sở tự cung cấp và các hình ảnh, tư liệu chứng minh.

  • Điểm tổng cộng là tổng số điểm của 03 tiêu chí

Quy trình phân hạng Sách xanh

Quy trình phân hạng Sách xanh năm 2022 được thể hiện ở Figure 1 .

Figure 1 . Quy trình phân hạng Sách xanh

Hình thức phân hạng

  • Cơ sở có điểm tổng cộng từ 85 trở lên: được ghi tên vào Sách xanh và được Ủy ban nhân dân tỉnh trao tặng biểu trưng Sách xanh.

  • Các cơ sở được ghi tên vào Sách xanh và có điểm tổng cộng từ 100 điểm trở lên và chấp hành tốt các quy định pháp luật khác như thuế, bảo hiểm xã hội, công đoàn, lao động được Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và biểu trưng của Sách xanh.

Kết quả nghiên cứu

Sự phân bố của các doanh nghiệp tham gia đánh giá Sách xanh năm 2022

Trên cơ sở đăng ký của doanh nghiệp và đề xuất của các cơ quan quản lý môi trường liên quan và các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương, năm 2022, có tổng cộng 95 doanh nghiệp tham gia đánh giá Sách xanh với 22 ngành nghề, tập trung ở các ngành may mặc, thực phẩm, dược phẩm.... Trong đó, có 77 doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp và 18 doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, được thể hiện ở Figure 2 .

Figure 2 . Phân bố doanh nghiệp tham gia Sách xanh 2022

Công tác khảo sát thực tế

Trong số 95 doanh nghiệp đăng ký và được đề cử tham gia Sách xanh năm 2022, có 14 doanh nghiệp đã có văn bản thông báo không tham gia; 01 doanh nghiệp không liên hệ được và 10 doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT từ năm 2020 đến nay. Tổng cộng nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thực tế và chấm điểm Sách xanh cho 77/95 doanh nghiệp.

Công tác lấy mẫu và phân tích

Trong quá trình khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đã thực hiện lấy mẫu phân tích tại các doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng môi trường của một số doanh nghiệp có phát sinh chất thải. Công tác đo đạc lấy mẫu được triển khai như sau:

  • Có 29 doanh nghiệp không lấy mẫu do không phát sinh nước thải sản xuất và khí thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đấu nối trực tiếp về nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này được đánh giá đạt tiêu chí 1 về tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường; tuy nhiên, vẫn sẽ được xem xét đánh giá thêm về tiêu chí vệ sinh công nghiệp.

  • Có 48 doanh nghiệp được lấy mẫu (gồm 35 doanh nghiệp chỉ có nước thải; 12 doanh nghiệp có nước thải và khí thải; 01 doanh nghiệp chỉ có khí thải);

  • Kết quả đo đạc, lấy mẫu tại 48 doanh nghiệp cần lấy như sau:

  • 40 doanh nghiệp có chất lượng nước thải và khí thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

  • 07 doanh nghiệp có chất lượng nước thải vượt quy chuẩn cho phép.

  • 01 doanh nghiệp có chất lượng nước thải và khí thải vượt quy chuẩn cho phép.

Kết quả đánh giá và phân hạng Sách xanh

Các thông tin thu thập được từ phiếu thu thập thông tin, từ quá trình khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, kết quả phân tích mẫu nguồn thải và thông tin cung cấp từ các ban ngành chức năng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chấm điểm và phân hạng doanh nghiệp theo bộ tiêu chí Sách xanh năm 2022. Kết quả như sau:

- 36/77 doanh nghiệp không đạt tiêu chí đánh giá, phân hạng sách xanh năm 2022, chiếm 46,75%, trong đó có:

+ 06 doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đang trong quá trình điều tra làm rõ vi phạm trong lĩnh vực BVMT từ năm 2020 đến nay.

+ 30 doanh nghiệp không đạt tiêu chí đánh giá, phân hạng Sách xanh năm 2022, trong đó các nguyên nhân không đạt chủ yếu là do:

  • Chưa có xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc không có văn bản xác nhận hệ thống xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP 18 : 15 doanh nghiệp.

  • Giấy phép xả thải vào nguồn nước hết hạn: 03 doanh nghiệp.

  • Hoạt động không đúng ĐTM được duyệt, Không có đủ hồ sơ môi trường được duyệt, Chưa được phê duyệt ĐTM cho hoạt động nâng công suất: 07 doanh nghiệp.

  • Kết quả phân tích môi trường thời điểm khảo sát không đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn: 08 doanh nghiệp.

  • Kết quả quan trắc môi trường định kỳ có chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn: 02 doanh nghiệp.

  • Vệ sinh công nghiệp không đạt: 03 doanh nghiệp

  • Trong số này, có 08 doanh nghiệp không đạt do mắc 2 lỗi trở lên trong số các lỗi đề cập ở trên.

- 41/77 doanh nghiệp đạt tiêu chí đánh giá, phân hạng sách xanh năm 2022 là chiếm 53,25%, bao gồm:

+ 04 doanh nghiệp đạt điểm đánh giá Sách Xanh từ 85 đến dưới 100 điểm;

+ 37 doanh nghiệp đạt điểm đánh giá Sách Xanh trên 100 điểm.

Trong đó có 01 doanh nghiệp có 2 nhà máy khác nhau tham gia Sách xanh năm 2022 với cùng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên được tính chung thành 01 doanh nghiệp. Như vậy trong 95 doanh nghiệp tham gia Sách xanh năm 2022 có 40 doanh nghiệp được đưa vào Sách xanh của tỉnh Bình Dương năm 2022, trong đó có 37 doanh nghiệp xuất sắc (có điểm tổng cộng từ 100 điểm trở lên) được đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và biểu trưng Sách Xanh theo Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022.

So sánh kết quả đánh giá Sách xanh 2020 và 2022 được thể hiện ở Figure 3 . Nhìn chung, năm 2022, do sự thay đổi về các quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020, các tiêu chí đã được điều chỉnh chặt chẽ hơn dẫn đến giảm sút đáng kể số lượng các doanh nghiệp đạt giải thường này.

Figure 3 . So sánh số liệu doanh nghiệp trong 02 năm thực hiện Sách xanh 2020 và 2022

Thảo luận

Từ kết quả nghiên cứu trên, một số vấn đề liên quan đến công tác khảo sát, đánh giá, chấm điểm và phân hạng một số doanh nghiệp theo bộ tiêu chí Sách xanh 2022 như sau:

  • Các tiêu chí liên quan đến tuân thủ quy định pháp lý được yêu cầu chặt chẽ hơn trước, do vậy có nhiều doanh nghiệp không đạt Sách xanh năm 2022, trong đó có một số doanh nghiệp trước đây được đánh giá đạt nhưng năm 2022 lại không đạt ở cùng tiêu chí, đặc biệt là các doanh nghiệp không đạt tiêu chí liên quan đến thủ tục xác nhận hoàn thành công trình BVMT.

  • Các doanh nghiệp không đạt được tiêu chí xếp hạng do chưa thực hiện thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn đang lơ là việc thực hiện công tác này.

  • Do hệ thống văn bản pháp lý về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 mới vừa ban hành, quá trình áp dụng còn nhiều lúng túng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận và thực hiện, dẫn đến trễ hạn một số thủ tục pháp lý về môi trường như xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước….

  • Một số doanh nghiệp có hồ sơ môi trường được lập đã lâu nên thực trạng về việc phát thải ra môi trường có nhiều thay đổi do có sự điều chỉnh tăng giảm công suất, nhiên liệu sử dụng… do đó có sự thay đổi về số lượng, vị trí và chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường so với các thủ tục môi trường đã được phê duyệt.

Kết luận và kiến nghị

Trong nghiên cứu này, bộ tiêu chí đánh Sách xanh Bình Dương đã được điều chỉnh phù hợp với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, sau đó được áp dụng và đánh giá, phân hạng tại 95 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong số 95 doanh nghiệp ban đầu đăng ký và được đề cử tham gia Sách xanh năm 2022, có 77 doanh nghiệp được khảo sát và đánh giá doanh nghiệp theo bộ tiêu chí Sách xanh năm 2022. Kết quả lấy mẫu phân tích, đánh giá và phân hạng cho 77 doanh nghiệp này cho thấy có 41 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 53,25% số doanh nghiệp được đánh giá) đạt tiêu chí Sách xanh. Có đến 36 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 46,75% và số doanh nghiệp được đánh giá) không đạt do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chưa có xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc không có văn bản xác nhận hệ thống xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP; kết quả phân tích môi trường thời điểm khảo sát không đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn; hoạt động không đúng ĐTM được duyệt, không có đủ hồ sơ môi trường được duyệt. So với kết quả đánh giá Sách xanh năm 2020 cho thấy năm 2022, do sự thay đổi về các quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020, các tiêu chí đánh giá đã được điều chỉnh chặt chẽ hơn dẫn đến giảm sút đáng kể số lượng các doanh nghiệp đạt giải thường này.

Để phát huy hiệu quả Sách xanh tỉnh Bình Dương, nhóm nghiên cứu có các kiến nghị như sau:

  • Để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn về công tác bảo vệ môi trường và tăng số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình Sách xanh của tỉnh, cần có những quy định đặc thù ưu tiên đối với những doanh nghiệp đạt Sách xanh và bố trí nguồn kinh phí để tuyên dương các doanh nghiệp bằng hình thức xây dựng phóng sự để tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp xanh trên các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có động cơ phấn đấu tốt cho công tác bảo vệ môi trường;

  • Cần phổ biến sâu rộng hơn nữa chương trình Sách xanh của tỉnh đến các doanh nghiệp trên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp biết và đăng ký tham gia;

  • Việc hướng dẫn các thủ tục liên quan đến văn bản pháp lý mới về môi trường để các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật cần phải được đẩy mạnh, do các doanh nghiệp hiện đang rất lúng túng trong việc thực hiện theo các quy định mới này;

  • Đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tăng cường nắm bắt sự thay đổi trong các quy định về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực môi trường và để thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật;

  • Cần sớm tin học hoá công cụ đánh giá Sách xanh, xây dựng phần mềm và trang web để công tác phổ biến thông tin về chương trình Sách xanh được thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đăng ký tham gia Sách xanh, khai báo và cung cấp thông tin dữ liệu, cũng như hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá và chấm điểm Sách xanh của cơ quan quản lý.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT: Bảo vệ môi trường

CP: Chính phủ

CCN: Cụm công nghiệp

DN: Doanh nghiệp

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

NĐ: Nghị định

KCN: Khu công nghiệp

KH: Kế hoạch

KSX: Khu sản xuất

TT: Thông tư

UBND: Ủy ban nhân dân

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam đoan rằng không có xung đột lợi ích trong bài báo “Đánh giá, phân hạng một số doanh nghiệp theo bộ tiêu chí Sách Xanh Bình Dương năm 2022”.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Đỗ Thị Thu Huyền, Lý Thị Bích Trâm cùng thực hiện tất cả các bước và quy trình thực hiện nghiên cứu này.

References

  1. Quyết định số 2525/KH-UBND ngày 27/5/2022 về việc Tổ chức đánh giá và xây dựng Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 Dương UB, editor; 2022. . ;:. Google Scholar
  2. Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14. Q. hội, Editor. . ;:. Google Scholar
  3. Stubbs W, Cocklin C. Conceptualizing a 'Sustainability Business Model'. Organ Environ. 2008;21(2):103-27. . ;:. Google Scholar
  4. Birkin F, Cashman A, Koh SCL, Liu Z. New sustainable business models in China. Bus Strategy Environ. 2009;18(1):64-77. . ;:. Google Scholar
  5. Høgevold N. A corporate effort towards a sustainable business model: A case study from the Norwegian furniture industry. Int J Oper Prod Manag. 2003;23:392-400. . ;:. Google Scholar
  6. Biloslavo R, Bagnoli C, Edgar D. An eco-critical perspective on business models: the value triangle as an approach to closing the sustainability gap. J Cleaner Prod. 2018;174:746-62. . ;:. Google Scholar
  7. Boons F, Lüdeke-Freund F. Business models for sustainable innovation: state-of-the-art and steps towards a research agenda. J Cleaner Prod. 2013;45:9-19. . ;:. Google Scholar
  8. Kleine A, von Hauff M. Sustainability-driven implementation of corporate social responsibility: application of the integrative sustainability triangle. J Bus Ethics. 2009;85(S3):517-33. . ;:. Google Scholar
  9. Zujewski B. How to choose the right green business certification. Green Business Bureau's 2022 [cited 2023 07/03]. . ;:. Google Scholar
  10. Kenlon T. The 33 sustainability certifications you need to know; 2021 [cited 2023 03/07]. . ;:. Google Scholar
  11. Certified B corporation [cited 2023 07/03]. . ;:. Google Scholar
  12. Đánh giá, xếp hạng bền vững: Tiêu chí mới dành cho doanh nghiệp thời hội nhập; 2016. . ;:. Google Scholar
  13. Hằng T, CSI. đánh giá chính xác mức độ phát triển bền vững; 2017 [cited 2022]. . ;:. Google Scholar
  14. Huyền V. Đánh giá Doanh nghiệp bền vững 2022: Xem trọng yếu tố môi trường; 2022 [cited 2022. Biến Đổi Khí Hậu. . ;:. Google Scholar
  15. Hà T [cited 2022]. Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. . 2020;:. Google Scholar
  16. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. C. phủ, Editor. 2022. . ;:. Google Scholar
  17. Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. BTNMT, Editor. 2022. . ;:. Google Scholar
  18. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; 2019. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 1 (2023)
Page No.: 633-645
Published: May 15, 2023
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjsee.v7i1.727

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Do, H., & Ly, T. (2023). Evaluation and ranking of several enterprises according to the Binh Duong green Book criteria in 2022. Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment, 7(1), 633-645. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjsee.v7i1.727

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 825 times
PDF   = 226 times
XML   = 0 times
Total   = 226 times