Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment

An official journal of Institute for Environment and Resources, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original Research

HTML

2600

Total

2521

Share

Application of sustainable livelihood framework for the assessment of living for rural people in Tan Phuoc District, Tien Giang Province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In this study, the approach of a sustainable livelihood framework following the guidance of the Department for International Development (DFID) is used to assess the livelihoods of people in rural areas of Tan Phuoc district, Tien Giang province. This is one of the acid sulphate soil areas of the Mekong Delta. Sustainable livelihood framework according to Department for International Development in the study will consider the assets of Tan Phuoc district people to ensure livelihoods including human capital, physical capital, financial capital, natural capital, and social capital. The results show that most of the capital for developing livelihoods of people in this area is poor (natural capital, human capital, social capital, financial capital), only physical capital is considered to meet the current development needs. They are the basis for proposing development orientations for Tan Phuoc district in the future, including socio-economic development, labor quality improvement and the number of professionally trained people. Besides, there are specific s upport policies for people and there are many sources of capital to help people access policies easily. To solve this problem, first of all, it is necessary to develop development plans of regions according to natural conditions, continue to improve the skills of local communities and provide specific support policies for livelihood activities. Attract many different sources of investment capital for the locality so that people can easily access, improve the income of local people in the future, especially need a population development strategy corresponding to the development conditions of the district. The analysis is based on aggregate collected data on the different types of livelihoods in the province, so they are of great overall value. However, this is also the basis for conducting detailed studies and investigations for further studies with the aim of having accurate information and correct assessment of the current livelihood status of each district and livelihood group.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sinh kế là một khái niệm đã được sử dụng đầu tiên bởi Robert Champer với nghĩa như sau: “sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống 1 . Sau này Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) đã đưa ra khái niệm về sinh kế thì “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” 2 . Còn ở Việt Nam khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt với nghĩa “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” 3 và Bùi Văn Tuấn xem sinh kế là một phương tiện, hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản, đảm bảo đời sống của con người. Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình 4 , 5 . Gần đây, ý nghĩa của cụm từ này đã được mở rộng hơn bao gồm cả về xã hội, kinh tế và các thuộc tính khác, và đồng thời, một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến các điểm mạnh, tính chịu đựng, và rủi ro từ cách kiếm sống của người dân cùng được đề cập. Những yếu tố này có thể là trực tiếp như các nguồn lực, công việc, hoạt động văn hóa, các trợ giúp tiếp cận (hoặc ngăn chặn người dân tiếp cận) nguồn lực, hoặc gián tiếp như là chính sách, thể chế, và các quá trình, thủ tục cũng ảnh hưởng lên sinh kế. Vậy làm thế nào để sinh kế của người dân được bền vững? “Tiếp cận sinh kế bền vững” là ứng dụng sự hiểu biết rộng hơn về sinh kế để hướng các nghiên cứu liên quan đến nghèo đói quan tâm đến một sự thật rằng nhiều người dân ở vùng nông thôn có cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào các tài nguyên và môi trường cũng như các hoạt động đi kèm với nó; cải thiện quá trình kế hoạch và thực thi chương trình đồng quản lý bằng cách cung cấp một cách đầy đủ hơn các mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức gắn liền với phát triển tài nguyên và môi trường; thẩm định lại các chiến lược quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên và môi trường, và đưa ra các tư vấn cho những chính sách tương lai, bằng cách đưa ra một cách nhìn thực tế các sinh kế cho người dân nông thôn 5 .

Các khái niệm về sinh kế bền vững đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức và các cơ quan sau khi được giới thiệu lần đầu tại Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1987. Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): Khái niệm này được hoàn thiện nội hàm bởi DFID. Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên 3 , 6 . Trong bối cảnh hiện nay, “sự bền vững” không phải là một trạng thái cân bằng bất động, mà ở trong một điều kiện có sự chấp nhận rủi ro và có khả năng phục hồi 5 .

Tiếp cận sinh kế theo khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của Chambers và Conway 7 , Scoones 8 , 9 và lý thuyết khung sinh kế bền vững của Bộ phát triển Quốc tế của nước Anh (DFID), các yếu tố hình thành sinh kế bao gồm: các ưu tiên mà con người nhận biết được; các chiến lược lựa chọn để theo đuổi ưu tiên; các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả họ thu được; các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn (tài chính, vật chất, con người, xã hội và tự nhiên) và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; bối cảnh sống gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ. Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều các nghiên cứu đã được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn 10 . Phương pháp phân tích chính ở đây là đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Trong thực tế, điều này có nghĩa là cần có một phân tích về sinh kế của người dân và cách thay đổi sinh kế của họ theo thời gian trên tinh thần tôn trọng quan điểm của họ; tập trung vào tác động của các chính sách và thể chế khác nhau, sau đó sắp sếp con người theo quan điểm cấp bậc xã hội của họ; đặt biệt, nhấn mạnh tầm quan trọng việc ảnh hưởng của chính sách, thể chế để thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của họ từ đó đưa ra các hỗ trợ để giúp họ đạt được mục tiêu sinh kế của chính họ.

Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế đó. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên.

Figure 1 . Sơ đồ khung phân tích sinh kế bền vững của DFID 2

Figure 1 
<a class=2" width="300" height="200">

[Download figure]

Trong nghiên cứu của Md. Abu Hanif và cộng sự 11 đã ứng dụng khuôn khổ sinh kế bền vững (SL - sustainable livelihoods) của DFID ( Figure 1 ) để đánh giá mức độ cải thiện sinh kế của người nông dân khi thực hành nông lâm kết hợp, đã cho thấy để đảm bảo sinh kế bền vững bằng cách tăng kiến thức và thu nhập của người dân, giảm thiểu rủi ro mất mùa, đảm bảo sử dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên và do đó giảm thiểu rủi ro đến các sinh kế dễ bị tổn thương. Một Khung đánh giá tác động (impact evaluation framework – IEF) dựa trên khung sinh kế bền vững (sustainable livelihoods – SLF) dành cho việc đánh giá các dự án về phát triển năng lượng khi chúng thay đổi sinh kế của cộng đồng người dân tại Ethiopia đã được nghiên cứu bởi E. Colombo và cộng sự với mục đích xem IEF là một phương pháp hỗ trợ đánh giá trong phân bổ vốn hay định giá dự án và sinh kế 12 . Sinh kế bền vững cũng được nghiên cứu để đánh giá ý nghĩa của việc quản lý vệ sinh môi trường (Environmental sanitation management - ESM) đối với ba hoạt động sinh kế ven biển là đánh bắt cá, du lịch và sản xuất muối. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy vệ sinh môi trường đã ảnh hưởng đến sinh kế liên quan như du lịch, đánh bắt cá và sản xuất muối có mối liên quan đến sức khỏe cộng đồng, năng suất, thu nhập, an ninh sinh kế và sự bền vững của các nguồn tài nguyên môi trường 13 . Nghiên cứu tương tác giữa sinh kế bền vững hộ gia đình nông thôn và quá trình thay đổi quản lý đất nông nghiệp dựa trên nền tảng là khung sinh kế bền vững của DFID có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết nghèo đói ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chuyển giao quản lý đất đai nông thôn tốt hơn và cải thiện sinh kế và phát triển bền vững. Nghiên cứu này cũng cung cấp hướng dẫn lý thuyết cho việc xây dựng chính sách cải thiện sinh kế thông qua vốn tài chính và thu nhập cao hơn 14 . Đánh giá sinh kế bền vững dựa trên khung sinh kế bền vững kết hợp với các yếu tố địa đình đặc trưng của khu vực được nghiên cứu bởi Y.Liu và cộng sự đã xây dựng 33 yếu tố sinh kết hợp các nguồn lực về con người và tự nhiên để so sánh mức độ bền vững về sinh kế hay độ nghèo giữa các khu vực với nhau. Kết quả cho thấy rằng sự mất cân bằng trong quá trình phát triển và sự nghèo đói là phản ánh khoảng trống chung, chúng liên quan chặt chẽ đến địa lý và các vấn đề xã hội khác. Dựa trên các địa phương khác nhau sẽ có môi trường sinh thái đặc biệt khác nhau về lợi thế tài nguyên, mối liên hệ nghèo đói và phát triển cho thấy một số khu vực sẽ có lợi thế riêng như vốn sinh kế cao hơn ở những nơi có nguồn tài nguyên sinh thái tuyệt vời, nhưng vốn về tài chính và nhân lực thấp dẫn đến khó phát triển 14 . Ngoài ra khung phân tích sinh kế bền vững còn được dùng để nghiên cứu về sự nghèo qua các thế hệ (the intergenerational transmission of poverty - ITP) trong gia đình ở khu vực nông thôn trong quá trình đô thị hóa. Nghiên cứ này đã chỉ ra rằng sự khác nhau về khu vực đã ảnh hưởng đến sinh kế, trong khi đó vốn tài chính là có tính ảnh hưởng lên tất cả các khu vực, vốn tự nhiên có tác động đến các khu vực nông thôn, vốn vật chất quan trọng với khu vực thu nhập thấp và vốn nhân lực ảnh hưởng khu vực trung tâm 15 . Trong khi đó tác giả A. Quandt đã xây dựng phương pháp phục hồi sinh kế hộ gia đình (Household Livelihood Resilience Approach - HLRA) để đo lường khả năng phục hồi sinh kế dựa trên phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và năm nguồn vốn tài sản để đo lường khả năng phục hồi sinh kế. Nghiên cứu này đo lường và xây dựng khả năng phục hồi trước những xáo trộn do lũ lụt hoặc hạn hán ảnh hưởng đến sinh kế và đưa ra 5 cải tiến so với 5 nguồn vốn trước đó như: (i) phương pháp và công cụ thực tế không chỉ là lý thuyết chung; (ii) tích hợp các biện pháp phục hồi sinh kế chủ quan; (iii) tập trung vào hộ gia đình đặt biệt có thể thay đổi quy mô cộng đồng hoặc lớn hơn; (iv) cung cấp phương pháp phân tích và giải thích kết quả các biện pháp phục hồi; (v) nhấn mạnh sự quan trọng của con người – quyền lực- tài sản 16 . Để cải tiến khung sinh kế bền vững cho việc ứng dụng vào các trường hợp cụ thể một cách chính xác, một nghiên cứu khung sinh kế bền vững được cơ cấu lại cho hoạt động du lịch để phân tích sự tương tác giữa du lịch và sinh kế nông thôn được đánh giá. Tính bền vững sinh kế được đánh giá bằng cách sử dụng khung hai chiều về đa dạng sinh kế và tự do sinh kế cho thấy sự kết hợp giữa hoạt động du lịch và các nguồn thu nhập khác từ đó nâng cao tính bền vững trong sinh kế bên cạnh đó cũng đánh giá vai trong của chính quyền trong việc các chính sách phát triển sinh kế của địa phương khi có sự khác nhau giữa các nguồn vốn sinh kế của người dân 17 . Một phân tích tổng quan về xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khung sinh kế bền vững trên quy mô toàn cầu trong những năm gần đây cho thấy rằng nó là một công cụ hiệu quả để đánh giá sinh kế bền vững, trong khi sinh kế bền vững chính là mục tiêu để xóa đói giảm nghèo. Các ứng dụng gần nhất và quan trọng nhất chính là ứng dụng sinh kế bền vững để đánh giá bảo tồn hệ sinh thái, giảm nghèo ở các vùng khó khăn, tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế và mối liên hệ giữa chính sách và thay đổi thể chế để cải thiện sinh kế 18 .

Huyện Tân Phước có diện tích là 33.321 ha, gồm 12 xã và 01 thị trấn, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 25 km về hướng Tây Bắc. Huyện Tân Phước giáp ranh với huyện Châu Thành, Cay Lậy của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An. Các vùng kinh tế chủ lực của huyện Tân Phước gồm: vùng khóm nguyên liệu, vùng sản xuất lúa, vùng khoai mỡ, rau màu các loại, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và qui mô lớn (gia cầm và heo), rừng tràm (là vùng đệm khu bảo tồn sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước Đồng Tháp Mười), Khu công nghiệp Long Giang (540 ha), khu bảo tồn sinh thái, khu thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Theo báo cáo thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2018, hiện tại, toàn huyện có 242 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực (trong đó Khu công nghiệp Long Giang là 42 doanh nghiệp với số lượng công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp khoảng 16.000 người). Trong năm 2018, giá trị sản xuất CN-TTCN ngoài quốc doanh do huyện quản lý (trừ KCN Long Giang) thực hiện được 325,4/320 tỷ đồng, đạt 101,7% so với kế hoạch.

Theo quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 28/05/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì mục tiêu phát triển là “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng khu Đông Nam Tân Phước trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp - thương mại - đô thị - dân cư và là một cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh”. Các số liệu thống kê kinh tế xã hội (KT-XH) đến nay cho thấy khu vực Đông Nam Tân Phước đang và sẽ là nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao. Do đó sẽ gây ra các áp lực lên môi trường nên cần phải có các giải pháp quản lý tổng hợp nhằm quản lý bền vững đảm bảo cho mục tiêu phát triển KT-XH của khu vực.

Định hướng phát triển của huyện Tân Phước như trên chưa tập trung vào sinh kế của người dân khu vực nông thôn. Do đó cần có đánh giá tổng thể để có thể cân đối giữa phát triển kinh tế đặc biệt là công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong khu vực.

PHƯƠNG PHÁP

Cách tiếp cận của nghiên cứu là áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích các tác động và khả năng tổn thương đối với sinh kế của người dân nơi đây.

Thông tin cần thiết để áp dụng khung sinh kế của DFID đánh giá cho huyện Tân Phước được trích từ các báo cáo kinh tế - xã hội và quy hoạch của huyện, các số liệu thống kê, điều tra, chủ yếu trong niên giám thống kế của huyện Tân Phước, cụ thể như sau

+ Vốn tự nhiên (Natural capital): số liệu về nguồn tài nguyên đất phục phụ cho các hoạt động sinh kế của người dân trong trồng trọt, chăn nuôi,…

+ Vốn con người (Human capital): số liệu về dân số, sự phân bố dân cư, mật độ dân số và các phúc lợi xã hội cho người dân (giáo dục, y tế,…).

+ Vốn vật chất (Physical capital): các số liệu về cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho các hoạt động sinh kế của người dân như giao thông, điện, nước, xử lý môi trường,…

+ Vốn xã hội (Social capital): các báo cáo về các chương trình, chính sách hỗ trợ người dân (nguồn vốn vay, xóa đói giảm nghèo…)

+ Vốn tài chính (Financial capital): số liệu về nguồn thu nhập, của cải, vật chất của người dân.

KẾT QUẢ

Vốn tự nhiên

Nguồn vốn tự nhiên là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân nghèo. Nó bao hàm rất nhiều yếu tố như địa hình, đất đai, khí hậu, sinh vật,… Các nguồn vốn tự nhiên này trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày của con người 19 .

Đất đai được coi là vốn tự nhiên để người dân sinh sống, làm việc. Tổng hợp vốn tự nhiên của huyện Tân Phước như Table 1 .

Table 1 Diện tích các loại đất và loại hình sản xuất của huyện Tân Phước năm 2020

Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên (74.47%) từ đó cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là rất lớn.

Huyện Tân Phước là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, nên đất đai, nguồn nước đều bị nhiễm phèn, hàng năm bị ảnh hưởng lũ lụt của vùng Đồng Tháp Mười. Chính điều kiện này đã giúp cho huyện hình thành các vùng kinh tế chủ lực:

+ Vùng khóm nguyên liệu: 15.700 ha, sản lượng 287.000 tấn/năm. Là vùng nguyên liệu khóm (dứa) lớn nhất tỉnh, phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang giúp nông dân sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả.

+ Vùng sản xuất lúa: 6.600 ha, diện tích gieo trồng hàng năm trên 17.800 ha; sản lượng bình quân gần 110.000 tấn/ năm. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” cho hiệu quả sản xuất cao và thúc đẩy thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại huyện.

+ Vùng khoai mỡ: 1.000 ha, sản lượng 16.000 tấn/năm; là cây trồng thích nghi vùng đất phèn ở khu vực phía đông bắc của huyện, hiêu quả kinh tế cao cho nông dân.

+ Rau màu các loại: 2.200 ha, sản lượng hàng năm 35.200 tấn. Trong đó, cây dưa hấu trên đất phèn hàng năm gần 200 ha, chất lượng rất ngon, không thua kém các vùng khác.

+ Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và qui mô lớn: hàng năm tổng đàn ổn định. Đàn gia cầm 350.000 con, đàn heo 15.000 con.

+ Rừng tràm: 3.100 ha, là vùng đệm khu bảo tồn sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước Đồng Tháp Mười.

+ Khu công nghiệp Long Giang: 540 ha, với các ngành công nghiệp hiện đại, vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

+ Khu bảo tồn sinh thái: 100,6 ha. Có trên 50 loài chim, cò sinh sống, bảo tồn hệ thực vật sinh thái ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.

+ Khu thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác: rộng 30 ha, đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng hàng tháng đón khách thập phương ngàn hàng người đến viếng, hứa hẹn nơi đây sẽ là điểm du lịch tâm linh trong tương lai.

Giá trị của đất trồng trọt tuy thấp nhưng diện tích lớn mang lại hiệu quả cao hơn đất nuôi trồng thủy sản. Vì vậy cần tập trung vào canh tác cây trồng trên quỹ đất hiện có.

Vốn con người

Con người là loại vốn quan trọng nhất trong ngũ giác sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng 20 . Nguồn vốn con người thể hiện qua kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và sức khỏe giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình 8 .

Dân cư huyện Tân Phước đa phần là người Kinh cùng với 08 dân tộc thiểu chung sống đan xen trong cộng đồng dân cư, gồm: Khơme, Hoa, Tày, Thái, Nùng, Mường, Êđê, Sán Dìu.

Dân số huyện Tân Phước năm 2018 là 63.032 người, số hộ gia đình 15.670 hộ phân bố trên 13 đơn vị hành chính với mật độ 189 người/km 2 , trong khi huyện Cái Bè là 3.573 người/km², Châu Thành là 1.151 người/km², Gò Công là 966 người/km², Tân Phú Đông là 475 người/km²,… và của tỉnh là 671 người/km 2 . Phân bố dân cư các địa bàn trong huyện Tân Phước được tổng hợp trong Table 2 .

Table 2 Phân bố dân cư các địa bàn trong huyện Tân Phước

Tốc độ phát triển dân số trung bình khoảng 1,9%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa 5,7% và giải quyết việc làm 650-700 lao động/năm giai đoạn 2016-2019. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%; tỷ lệ huy động so với dân số trong độ tuổi: trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt trên 85%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 98%, trung học phổ thông trên 80%, 100% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non trên 50%, tiểu học trên 75%, trung học cơ sở trên 80%, trung học phổ thông trên 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%; số giường bệnh/vạn dân là 20 giường; bác sĩ/vạn dân là 7,5 bác sĩ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 8%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ 100%; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã 21 .

Nhìn chung dân số và mật độ dân số của huyện là thấp nhất tỉnh tuy nhiên các phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế,…) lại tương đối đáp ứng được nhu cầu phát triển. Do đó cần có các giải pháp thu hút dân cư, phát triển dân số để tạo nguồn lực con người cho mục tiêu phát triển của huyện, bên cạnh đó cũng phải chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục, y tế,… tương xứng với chiến lược phát triển dân số của huyện để không xảy ra tình trạng quá tải. Cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động tương thích với nguồn vốn tự nhiên của huyện (ngành nghề liên quan đến nông nghiệp) để phát huy thế mạnh của huyện.

Vốn vật chất

Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế.

Tính đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đạt trên 95% năm 2020, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước qua hệ thống nước tập trung đạt trên 80% năm 2020; trên 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường; trên 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; tỷ lệ cơ sở sản xuất có chất thải gây ô nhiễm môi trường được xử lý đạt trên 90%; số khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100% năm 2020 21 . Huyện có 30 trường mầm non, 21 trường phổ thông, 15 cơ sở y tế (135 giường). Hệ thống giao thông đã thông suốt khắp huyện với các tuyến đường được trải nhựa phẳng phiu, hiện tại xe ô tô từ trung tâm huyện đi thông suốt đến trung tâm 12 xã, thị trấn, một số xã xe ô tô còn đến được một số ấp. Hệ thống đường tỉnh vùng Đồng Tháp Mười dài 151 km trên tổng số 432 km toàn hệ thống của tỉnh đã được đầu tư mặt đường nhựa gần như hoàn thiện, đạt 97%. Huyện có 30 trường mầm non, 21 trường phổ thông, 15 cơ sở y tế (135 giường).

Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các chỉ số về cơ sở hạ tầng của huyện cơ bản đầu đạt 100% hoặc gần đạt (trên 90%), cho thấy cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển hiện tại và quy hoạch trong tương lai của huyện.

Vốn xã hội

Là nguồn lực có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình. Nó quyết định đến việc lập kế hoạch, chiến lược phát triển của hộ nghèo. Quyết định đó có chính xác, hợp lý hay không phụ thuộc vào năng lực xã hội của chủ hộ. Năng lực xã hội bị ảnh hưởng của một số yếu tố như giới, dân tộc, các mối quan hệ xã hội 22 .

Thời gian qua, hệ thống chính trị của huyện đã rất nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững với những chương trình, hành động cụ thể. Đối với những hộ cần vốn để sản xuất, chăn nuôi thì giúp đỡ để họ được tiếp cận với nguồn vốn vay. Đối với những hộ cần cây, con giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì vận động cộng đồng bán trả chậm cây, con giống. Đối với những hộ có nhu cầu học nghề thì tạo điều kiện cho họ tham dự các lớp dạy nghề lao động nông thôn. Đối với những hộ chăn nuôi, trồng trọt thì mời đến dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển mạng lưới giao dịch; đồng thời, tạo điều kiện để các quỹ tín dụng mở rộng địa bàn hoạt động. Phối hợp với các chi nhánh ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhằm giúp các hộ dân thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện nói chung và của từng xã nói riêng đã có nhiều giải pháp như giúp cho hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay, thành lập các tổ góp vốn xoay vòng để giúp nhau phát triển kinh tế, vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài xã tặng quà, phát học bổng cho con em gia đình khó khăn, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật,… Đầu năm 2006, Tân Phước có đến 3.450 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 29,23%; đến cuối năm 2007, còn 2.433 hộ, chiếm tỷ lệ 18,26%, cuối năm 2008 còn 2.223/13.630 hộ, chiếm tỷ lệ 16,3%. Và đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 4,48% (703/15,670 hộ).

Theo Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND huyện Tân Phước về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2020 của huyện Tân Phước thì tổng chi ngân sách của huyện là 304.817 triệu đồng, trong đó tổng chi cân đối ngân sách huyện là 304.452 triệu đồng (chi đầu tư phát triển 37.211 triệu đồng, chi thường xuyên 256.137 triệu đồng, dự phòng ngân sách 5.813 triệu đồng, chi tạo nguồn điều chỉnh tiền lương 5.291 triệu đồng) và chi các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ 365 triệu đồng 23 .

Nhìn chung công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả tích cực, chính quyền địa phương đã rất quan tâm cho đời sống của người dân. Cần tích cực phát huy các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân.

Vốn tài chính

Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các loại vốn khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình 22 , 24 .

Thu nhập bình quân đầu người huyện Tân Phước khoảng 46,9 triệu đồng/người/năm so với của tỉnh là 55,7 triệu đồng/người/năm. Với thu nhập còn thấp, người dân chưa thể tích góp nhiều vốn tài chính để giă tăng sản xuất, chủ yếu đầu tư mang tính chất tạm bợ, chắp vá, quy mô chưa đồng bộ, chưa thể áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do chi phí cao. Bên cạnh đó, người dân còn phải chi trả các khoản chi phí sinh hoạt hằng ngày cho chính bản thân họ cũng như người trong gia đình như học hành, khám chữa bệnh, đám tiệc,… nên khả năng để có nguồn vốn tài chính lớn là khó, cần có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cho người dân tiếp cận các nguồn vốn khác.

Đề xuất định hướng phát triển sinh kế huyện Tân Phước

Trên cơ sở phân tích các nguồn vốn sinh kế của người dân nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, nhóm tác giả đề xuất một số định hướng nhằm duy trì và phát triển sinh kế cho người dân nông thôn huyện Tân Phước như sau:

(1) Quy hoạch phân khu phát triển kinh tế theo đặc điểm điều kiện tự nhiên, nguồn lực xã hội và tiếp cận vùng với các khu vực khác;

(2) Lập kế hoạch và thực hiện nâng số lượng và chất lượng lao động được qua đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã của huyện;

(3) Tăng thêm nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cụ thể cho người dân đang gặp khó khăn trong việc duy trì sinh kế cũng như cho những người có định hướng phát triển sinh kế rõ ràng;

(4) Tập trung nhiều nguồn vốn xã hội hơn nữa để người dân có thể dễ dàng tiếp cận phục vụ cho nhu cầu phát triển sinh kế;

(5) Duy trì, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ bản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

THẢO LUẬN

Việc áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID đã giúp phân tích một cách tổng hợp để nhận thấy các điều kiện phát triển sinh kế của người dân nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh An Giang đồng thời cho thấy những hạn chế còn tồn tại của huyện bao gồm vốn con người (dân số ít, mật độ dân số thấp) và vốn tài chính (thu nhập bình quân đầu người còn thấp).

Các phân tích dựa trên những số liệu tổng hợp, những báo cáo tổng kết nên số liệu chi tiết chưa được cập nhật do đó các đánh giá mang tính tổng thể, chưa thể đi vào chi tiết sâu từng chỉ tiêu. Tuy nhiên đây cũng là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu, điều tra chi tiết hơn sau này để có thể có đầy đủ thông tin, số liệu giúp cho việc đánh giá được cụ thể hơn cho từng địa phương trong huyện, từng nhóm đối tượng.

Từ kết quả phân tích, đánh giá có thể đề xuất các định hướng chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian sắp tới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã ứng dụng cách tiếp cận của khung sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) để đánh giá sinh kế của người dân nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là một cách tiếp cận hữu hiệu dùng trong công tác phân tích, đánh giá sinh kế cho cộng đồng dân cư. Kết quả áp dụng cho thấy, huyện Tân Phước có nguồn vốn tự nhiên (đất nông nghiệp chiếm 74.47%) có thể sử dụng để cải thiện sinh kế phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên, vốn con người còn nghèo (mật độ 189 người/km 2 ) với dân số ít và mật độ dân số nhỏ do đó cần tập trung đào tạo nghề kỹ thuật cao phù hợp với điều kiện phát triển của huyện (kinh tế nông nghiệp), vốn vật chất là khá nhất, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện với hệ thống cơ sở hạ tầng (nước sạch, điện, giao thông, y tế, giáo dục,…) tương đối hoàn chỉnh, vốn xã hội cũng đã có nhiều khởi sắc (tỷ lệ hộ nghèo là 4,48%) với những chính sách, chương trình hỗ trợ người dân đa dạng, vốn tài chính còn nghèo (thu nhập bình quân đầu người 46,9 triệu đồng/người/năm) nên chưa thể tập trung đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế.

Để giải quyết vấn đề sinh kế của người dân nông thôn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trước hết cần quy hoạch các vùng phát triển theo điều kiện tự nhiên, tiếp tục nâng cao kỹ năng, tay nghề của người dân, có chính sách hỗ trợ cụ thể cho các hoạt động sinh kế và tập trung nhiều nguồn vốn khác nhau để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, dần dần cải thiện thu nhập người dân và cần có chiến lược phát triển dân số tương thích với điều kiện của huyện.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2019-24-03.

Tập thể tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Viện Môi trường và Tài nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Tân Phước đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành nghiên cứu.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN-TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DFID: Department for International Development

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

KCN: Khu công nghiệp

KT-XH: Kinh tế - Xã hội

UBND: Ủy ban nhân dân

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam đoan rằng không có xung đột lợi ích trong công bố bài báo “Áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID để phân tích sinh kế của người dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Lê Quốc Vĩ, Đồng Thị Thu Huyền, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Trung Kiên, Nguyễn Việt Thắng cùng thực hiện tất cả các bước và quy trình xây dựng kết quả của nghiên cứu này.

References

  1. Chambers R. Rural Development-Putting the Last First: Longman Scientific and Technical. Harlow, UK. 1983;:. Google Scholar
  2. DFID. Sustainable livelihoods guidance sheets. . 1999;:. Google Scholar
  3. Phố N.D.H.. Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai. 2016;02:101-112. Google Scholar
  4. Tuấn B.V.. Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. 2015;31(5):96-108. Google Scholar
  5. Hải L.T.. Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu. . 2019;:. Google Scholar
  6. DFID. Land: Better access and secure rights for poor people. . 2007;:. Google Scholar
  7. Chambers R, Conway G. Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century: Institute of Development Studies (UK). . 1992;:. Google Scholar
  8. Scoones I. Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis. . 1998;:. Google Scholar
  9. Scoones I. Livelihoods perspectives and rural development. The journal of peasant studies. 2009;36(1):171-196. Google Scholar
  10. DFID. Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010), "Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo". Tạp chí Dân tộc học. 1999;2:3-12. Google Scholar
  11. Hanif MA, Roy RM, Bari MS, Ray PC, Rahman MS, Hasan MF. Livelihood Improvements Through Agroforestry: Evidence from Northern Bangladesh. Small-scale Forestry. 2018;17(4):505-522. Google Scholar
  12. Colombo E, Romeo F, Mattarolo L, Barbieri J, Morazzo M. An impact evaluation framework based on sustainable livelihoods for energy development projects: an application to Ethiopia. Energy Research & Social Science. 2018;39:78-92. Google Scholar
  13. Mensah J, Enu-Kwesi F. Implications of environmental sanitation management for sustainable livelihoods in the catchment area of Benya Lagoon in Ghana. Journal of Integrative Environmental Sciences. 2019;16(1):23-43. Google Scholar
  14. Guo S, Lin L, Liu S, Wei Y, Xu D, Li Q, et al. Interactions between sustainable livelihood of rural household and agricultural land transfer in the mountainous and hilly regions of Sichuan, China. . Sustainable Development. 2019;27(4):725-742. Google Scholar
  15. Wu X, Qi X, Yang S, Ye C, Sun B. Research on the intergenerational transmission of poverty in rural China based on sustainable livelihood analysis framework: A case study of six poverty-stricken counties. Sustainability. 2019;11(8):2341. Google Scholar
  16. Quandt A. Measuring livelihood resilience: The household livelihood resilience approach (HLRA). World Development. 2018;107:253-263. Google Scholar
  17. Su MM, Wall G, Wang Y, Jin M. Livelihood sustainability in a rural tourism destination-Hetu Town, Anhui Province, China. Tourism Management. 2019;71:272-281. Google Scholar
  18. Zhang C, Fang Y, Chen X, Congshan T. Bibliometric Analysis of Trends in Global Sustainable Livelihood Research. Sustainability. 2019;11(4):1150. Google Scholar
  19. McAndrew JP. Interdependence in household livelihood strategies in two Cambodian villages: Cambodia Development Resource Institute in collaboration with United Nations. . 1998;:. Google Scholar
  20. Karim H. Livelihoods approaches compared: a multi-agency review of current practise. Department for international development (DFID), London. 2002;:. Google Scholar
  21. UBND tỉnh Tiền Giang, Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 28/05/2020 Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. . ;:. Google Scholar
  22. Carney D. Sustainable livelihoods. Sustainable Livelihoods: What contribution can we make. . 1998;:. Google Scholar
  23. . . ;:. Google Scholar
  24. Hà B.T.M., Thọ N.H.. Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 2009;62(13):145-150. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 2 (2020)
Page No.: 197-205
Published: Nov 9, 2020
Section: Original Research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjsee.v4i2.528

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Lê, V., Dong, H., Tran, H., Nguyen, T., Tran, K., & Nguyen, T. (2020). Application of sustainable livelihood framework for the assessment of living for rural people in Tan Phuoc District, Tien Giang Province. Science & Technology Development Journal: Science of the Earth & Environment, 4(2), 197-205. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjsee.v4i2.528

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2600 times
Download PDF   = 2521 times
View Article   = 0 times
Total   = 2521 times